-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Số ca nhiễm virus chủng corona mới tại Trung Quốc tăng vọt lên 7.711. Ảnh: AFP |
Đợi WHO...
Mọi con mắt đang đổ dồn động thái tới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi mà trước đó tổ chức này đã trì hoãn tuyên bố dịch bệnh do virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Nhiều dự đoán cho rằng WHO sẽ xem xét lại tuyên bố của mình vào cuối ngày 30/1.
Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu sẽ kéo theo các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh mạnh tay hơn và chia sẻ thêm thông tin về dịch bệnh, nhưng sẽ khiến Bắc Kinh thất vọng vì Trung Quốc từng tự tin sẽ đánh bại loại virus “ma quỷ” này.
Ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu cũng khiến các thị trường chao đảo. "Điều đáng sợ là họ (WHO) có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo... và nhà đầu tư sẽ tháo chạy", Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty môi giới ngoại hối trực tuyến Pepperstone (Australia) nhận định.
Một ngày sau dự báo dịch bệnh do virus corona sẽ làm giảm 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc, nhấn chìm chứng khoán toàn cầu và đẩy nhân dân tệ lao đáy trong năm nay. Ngoài ra, dịch bệnh sẽ khiến giá dầu tiếp tục trượt dốc, còn những tài sản trú ẩn an toàn khác như vàng lại hưởng lợi.
Virus corona được phát tán từ 1 chợ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại trung tâm thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc thuộc miền Trung Trung Quốc. Số liệu mới cập nhật tại Trung Quốc cho thấy số ca tử vong do virus này đã tăng lên 170 còn số ca nhiễm virus vọt lên 7.711.
Hầu hết các trường hợp tử vong đều ở tỉnh Hồ Bắc - nơi 60 triệu dân đang sinh sống. Riêng "ổ dịch" Vũ Hán với 11 triệu người sinh sống đang bị phong tỏa để chặn dịch. Người dân nơi đây được khuyến cáo ở trong nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Virus tiếp tục "vượt biên"
Hãng tin CNBC dẫn lời Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ cho biết quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đã ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên tại bang Kerala miền Tây Nam Ấn Độ. Trong một tuyên bố mới đây, chính phủ Ấn Độ cho biết bệnh nhân là sinh viên Đại học Vũ Hán và đã được cách ly trong bệnh viện. Người bệnh đang trong tình trạng ổn định và được theo dõi chặt chẽ.
Trong khi đó, các quốc gia khác đang nỗ lực đưa công dân rời Trung Quốc, cắt giảm các chuyến bay và tăng cường sàng lọc hành khách để chặn dịch. Theo số liệu mới nhất, đã có thêm ít nhất 105 trường hợp nhiễm virus ở 16 địa điểm rải rác từ Nhật Bản đến Mỹ.
Một tàu du lịch của Italy với 6.000 hành khách đã được tiến hành kiểm tra y tế. Hai du khách Trung Quốc trên tàu bị nghi nhiễm virus corona.
Dịch bệnh lan nhanh châm ngòi cho làn sóng phản ứng với Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, từ việc các cửa hàng “cấm cửa” khách du lịch Trung Quốc đến những lời chế giễu trên internet hay những đợt kiểm tra bất ngờ đối với người lao động nước ngoài.
Australia, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và Indonesia đã tiến hành cách ly những người sơ tán trong ít nhất 2 tuần, còn Mỹ và Nhật Bản lên kế hoạch cách ly ngắn hơn chủ yếu là tự nguyện.
Ba người Nhật Bản trong số 206 người được sơ tán hôm qua 29/1 đã nhiễm virus chủng corona. Phía Nhật Bản cho biết, đáng lo ngại khi 2 trong số họ không hề có triệu chứng nhiễm virus. Đài truyền hình NHK đưa tin, trong chuyến bay mới đây của Nhật Bản, có 9 người có triệu chứng sốt và ho.
Trong khi đó, người Hàn Quốc đã phản đối các cơ sở được cho là trung tâm kiểm dịch và ném trứng vào một bộ trưởng. "Vũ khí bảo vệ chúng ta khỏi virus corona không phải là nỗi sợ hãi và ác cảm, mà là sự tin tưởng và hợp tác", Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói khi Seoul chuẩn bị sơ tán khoảng 700 công dân đầu tiên từ ổ dịch Vũ Hán.
Không ít doanh nghiệp toàn cầu có động thái chặn dịch lây lan từ Trung Quốc. Mới đây, gã khổng lồ Google (Mỹ) và công ty thiết kế nội thất IKEA (Thụy Điển) tuyên bố đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc. Samsung Electronics cũng vừa kéo dài thời gian ngừng hoạt động ở một số cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như British Airways, Lufthansa, Air Canada và American Airlines đã hoãn các chuyến bay đến Trung Quốc. Nguồn tin của Reuters cho biết, các phi hành đoàn của Air France cũng đang đề nghị hoãn bay tới Trung Quốc, dù hãng này đã cho phép phi công và phi hành đoàn từ chối các chuyến bay Trung Quốc.
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu