
-
Chuyển giao thế hệ lãnh đạo: SSI bổ nhiệm tân CEO 8x
-
Lợi nhuận quý II khởi sắc, ACBS vẫn "chạy chậm" so với kế hoạch năm
-
Ngược chiều thị trường, Chứng khoán APG ghi lỗ quý II
-
Cú lao dốc đầu tháng 4 của VN-Index kéo lùi lợi nhuận Chứng khoán Vietcap
-
VN-Index lần đầu chạm mốc 1.500 điểm sau 3 năm, dòng tiền sôi động luân chuyển nhanh -
Cao su Tây Ninh báo lãi quý II tăng 172%, hoàn thành 60% kế hoạch năm
Công ty Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) sẽ đổi niên độ tài chính, kéo dài từ 1/7 năm nay tới 30/6 năm sau. Niên độ 2023 là niên độ mới đầu tiên sau khi Công ty áp dụng cách tính mới, nên sẽ chỉ kéo dài từ ngày 1/1 tới 30/6/2023.
HĐQT trình kế hoạch doanh thu là 7.644 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 44 tỷ đồng, tăng lần lượt 144% và 880% so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2022).
Để nhà đầu tư hình dung ra kế hoạch tăng trưởng ra sao so với cùng kỳ, Coteccons có làm thêm một bản kế hoạch đủ 12 tháng theo cách tính năm cũ (1/1 - 31/12). Theo đó, doanh thu là 16.249 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 233 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và gấp 11 lần so với năm trước.
Như vậy nửa cuối năm 2023 (là nửa đầu niên độ 2024 theo cách tính mới), chỉ tiêu doanh thu là 8.605 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 189 tỷ đồng.
HĐQT có trình cổ đông uỷ quyền cho HĐQT nghiên cứu cơ hội gọi vốn đầu tư vào Unicons nhằm mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Unicons là công ty con của Coteccons, cuối năm 2022 có vốn chủ sở hữu 1.592 tỷ đồng, vốn điều lệ 94,5 tỷ đồng.
Năm nay, ban lãnh đạo Coteccons đánh giá ngành xây dựng có nhiều thách thức. Đầu tiên, nguồn vốn phát triển dự án của các chủ đầu tư bị thu hẹp do môi trường tín dụng thắt chặt, khó khăn trong việc phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng thực hiện triển khai dự án.
Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư do khách hàng bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản của sản phẩm, dự án bất động sản, từ đó làm giảm số lượng dự án mới, tăng tỷ lệ nợ xấu đối với các công ty xây dựng.
Năm 2023, Công ty tiếp tục thực hiện chủ trương kết hợp tối ưu cả định hướng đầu tư dài hạn và ngắn hạn trên nguồn lực hiện có. Đối với định hướng đầu tư dài hạn, Công ty sẽ tiến hành M&A theo hướng đa dạng hóa mở rộng sang các lĩnh vực lân cận trong hệ sinh thái xây dựng, bất động sản, nhằm cung cấp giải pháp, sản phẩm, dịch vụ toàn diện hướng đến khách hàng. Đối với ngắn hạn, cung cấp vốn lưu động cho các sản phẩm Finance & Build, đầu tư vào các sản phẩm tài chính để tối ưu dòng tiền nhàn rỗi.
Coteccons cho biết giá trị backlog để lại cho năm 2023 của Công ty là 17.000 tỷ đồng, chưa bao gồm Nhà máy sản xuất LEGO và kỳ vọng trúng thầu các dự án đầu tư công như siêu dự án sân bay Long Thành.

-
Cú lao dốc đầu tháng 4 của VN-Index kéo lùi lợi nhuận Chứng khoán Vietcap -
VN-Index lần đầu chạm mốc 1.500 điểm sau 3 năm, dòng tiền sôi động luân chuyển nhanh -
Cao su Tây Ninh báo lãi quý II tăng 172%, hoàn thành 60% kế hoạch năm -
Cổ phiếu bluechips - Đích đến của dòng tiền ngoại -
Meey Group chính thức khởi động lộ trình IPO quốc tế cùng Tập đoàn tài chính ARC -
Nỗ lực cho mục tiêu nâng hạng: Lên lộ trình triển khai CCP vào quý I/2027 -
Tự doanh thắng lớn, Chứng khoán Bảo Minh lãi gấp 4 trong quý II/2025
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam