-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Dịch sốt xuất huyết đang đe dọa bùng phát trong mùa hè này, gây thêm áp lực cho các cơ sở y tế và đội ngũ y bác sỹ |
Ca sốt xuất huyết tăng cao
Thống kê của Sở Y tế TP. Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, Thành phố đã ghi nhận 159 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Những tuần gần đây, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, một số địa phương đã xuất hiện các ổ dịch với số ca mắc lớn như ở huyện Hoài Đức và rải rác ghi nhận ca bệnh tại các quận, huyện khác.
Trên cả nước, đến thời điểm hiện tại ghi nhận trên 22.000 ca mắc sốt xuất huyết. Các trường hợp tử vong do dịch sốt xuất huyết đã xảy ra tại Phú Yên, Bình Dương, Sóc Trăng, TP.HCM.
Theo bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành hàng năm. Thông thường, cứ sau khoảng 4 năm, dịch lại bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng.
Năm 2017, các cơ sở y tế oằn mình vì quá tải, khi cả nước có gần 200.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 30 trường hợp đã tử vong với sự xuất hiện của type sốt xuất huyết mới (D3, D4) bên cạnh type D1, D2 vẫn lưu hành hàng năm.
Năm 2019, tình trạng còn nghiêm trọng hơn khi số ca mắc sốt xuất huyết ở mức hơn 200.000, nhưng có tới 50 người tử vong. Bức tranh quá tải lặp lại ở các bệnh viện, cơ sở y tế. Bệnh nhân phải nằm ghép hai, ba người một giường, hoặc nằm giường xếp ở gầm cầu thang, hành lang. Tình trạng lây chéo diễn ra nhiều hơn, dịch bệnh càng thêm khó kiểm soát.
Năm nay, trong bối cảnh cả nước đang gồng mình chống chọi với Covid-19, nhiều cơ sở y tế phải cách ly, phong tỏa, giảm mật độ bệnh nhân khám và điều trị, nếu lại thêm dịch sốt xuất huyết, thì chưa biết hậu quả sẽ đáng sợ ra sao.
Ông Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lo ngại, nếu chu kỳ dịch sốt xuất huyết quay lại, sẽ rất áp lực cho các cơ sở y tế lẫn người bệnh. Khi bị bệnh, người dân có hai thái cực, hoặc quá hoang mang, hoặc quá chủ quan. Lo sợ thái quá, thì bệnh chưa nặng đã dồn tới bệnh viện, dẫn đến tình trạng quá tải, nhưng nếu chủ quan, thì hậu họa cũng khôn lường.
Không để bùng mới chống
Bài học từ các vụ dịch nghiêm trọng từng diễn ra cho thấy, nếu công tác dự phòng không được thực hiện tốt, thì khi dịch xảy ra, việc chống dịch sẽ rất nhọc nhằn. Các nhân viên y tế đã mệt nhoài đêm ngày chống Covid-19 hơn một năm qua sẽ khó chịu thêm áp lực khi “dịch chồng dịch”. Giải pháp quan trọng và khẩn cấp nhất lúc này là tăng cường các biện pháp kiểm soát, không để dịch sốt xuất huyết có cơ hội bùng phát và lây lan.
Tại Hà Nội, theo yêu cầu của ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội, các quận, huyện cần triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, đảm bảo tất cả hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy; đồng thời, vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng chống Covid-19.
Ngoài ra, các trung tâm y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương, đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, giám sát véc-tơ truyền bệnh là muỗi vằn trước và sau xử lý. Các địa bàn cũng chủ động xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức diệt bọ gậy, phun hóa chất, chủ động phòng dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế TP. Hà Nội cũng đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, nhất là tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời; có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện nếu dịch xảy ra.
Cùng với đó, Hà Nội cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn; bố trí đủ và kịp thời kinh phí của địa phương cho các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.
Ở các địa phương khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Các địa phương cần củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khống chế ổ dịch. Đặc biệt, phải đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn và tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng… phòng bệnh sốt xuất huyết.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Thực hiện tốt phòng, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, nhất là phòng, chống lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác…
Không tự ý điều trị tại nhà khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Nói về sai lầm của người dân khi điều trị sốt xuất huyết, bác sỹ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết, qua điều trị đã giảm sốt hoặc hết sốt, thì lập tức dừng điều trị vì nghĩ đã hết bệnh. Tuy nhiên, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, từ ngày thứ tư trở đi thì giảm sốt, song đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh, vì giai đoạn này, người bệnh có thể có những biến chứng nặng.
Một sai lầm khác được bác sỹ Cường chỉ ra là, người bệnh khi bị sốt xuất huyết tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau về uống, phổ biến nhất là 2 loại Aspirin và Ibuprofen. Thực tế, 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh sốt xuất huyết trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
“Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Đặc biệt, không được tự mua thuốc về điều trị, bởi khi bệnh trở nặng mới vào bệnh viện, thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều lần”, bác sỹ Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu