
-
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
![]() |
. |
Theo báo cáo vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát đi, sự bùng phát của dịch COVID-19 sẽ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế châu Á.
Cụ thể, dịch bệnh này đã làm sụt giảm nhu cầu trong nước, du lịch và kinh doanh du lịch, liên kết sản xuất và thương mại, gián đoạn cung ứng và ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên, theo ADB, mức độ thiệt hại kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức độ bùng phát khó lường của dịch bệnh. Vì thế, ADB đã đưa ra 3 kịch bản về những tác động của COVID-19, với mức độ thiệt hại tùy kịch bản sẽ vào khoảng từ 77 tỷ đến 347 tỷ USD, tương đương 0,1% đến 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Cụ thể, trong kịch bản ở mức vừa phải, khi các hành vi và biện pháp phòng ngừa sau 3 tháng dịch bệnh bùng phát như cấm đi lại và các hạn chế đã được áp dụng vào cuối tháng 1 bắt đầu được nới lỏng, thiệt hại toàn cầu có thể lên tới 156 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP toàn cầu.
Trong đó, Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại 103 tỷ USD, hay 0,8% GDP của nước này. Phần còn lại của châu Á sẽ mất 22 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP.
Ở kịch bản xấu nhất, kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại 347 tỷ USD, trong đó Trung Quốc thiệt hại 234 tỷ USD. Còn ở kịch bản tốt nhất, mức độ thiệt hại của kinh tế toàn cầu chỉ là 77 tỷ USD, trong đó của Trung Quốc là 44 tỷ USD.
Theo ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, có rất nhiều điều không chắc chắn về COVID-19, bao gồm cả tác động kinh tế của nó.
“Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kịch bản để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về những tổn thất có thể xảy ra. Chúng tôi hy vọng báo cáo phân tích này có thể hỗ trợ các chính phủ trong việc chuẩn bị các hành động ứng phó dứt khoát và mang tính quyết định nhằm giảm thiểu tác động đến con người và kinh tế của đợt bùng phát này”, ông Yasuyuki Sawada nói.
Ước tính tác động toàn cầu và khu vực của COVID-19, dựa trên các kịch bản khác nhau (Nguồn: Ước tính của cán bộ ADB)
Kịch bản tốt nhất |
Kịch bản vừa phải |
Kịch bản xấu |
||||
Theo % của GDP |
Thiệt hại theo tỷ USD |
Theo % của GDP |
Thiệt hại theo tỷ USD |
Theo % của GDP |
Thiệt hại theo tỷ USD |
|
Thế giới |
–0.1 |
$77 |
–0. 2 |
$156 |
–0.4 |
$347 |
CHND Trung Hoa |
–0.3 |
$44 |
–0.8 |
$103 |
–1.7 |
$234 |
Châu Á đang phát triển không kể CHND Trung Hoa |
–0.2 |
$16 |
–0.2 |
$22 |
–0.5 |
$42 |
Phần còn lại của thế giới |
0.0 |
$17 |
0.0 |
$31 |
0.0 |
$68 |
Để hỗ trợ các nước ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngày 7/2, ADB đã công bố khoản hỗ trợ 2 triệu USD nhằm tăng cường phát hiện, phòng ngừa và ứng phó tại Trung Quốc và Tiểu vùng Mê Kong mở rộng.
Ngày 26/2, ngân hàng này tiếp tục công bố khoản hỗ trợ 2 triệu USD chocác quốc gia thành viên đang phát triển.
Ngoài ra, ngày 25/2, một khoản vay cho tư nhân trị giá 130 triệu nhân dân tệ (18,6 triệu USD) đã được ký kết với một tập đoàn dược phẩm, có chi nhánh tại Vũ Hán để hỗ trợ tiếp tục cung cấp thuốc thiết yếu và các thiết bị bảo vệ cá nhân.
ADB cũng cho biết, sẵn sàng bổ sung hỗ trợ cho các thành viên đang phát triển trong nỗ lực ứng phó với tác động bất lợi của COVID-19.

-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower