Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
CPI không lặp lại chu kỳ “hai năm cao, một năm thấp”
M. Nhung - 03/11/2013 09:48
 
Mặc dù đã cao lên trong 3 tháng gần nay, nhưng tính chung 10 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 5,14%, thấp thứ 2 so với cùng kỳ kể năm 2004 đến nay, thấp nhất trong 4 năm qua và thấp hơn nhiều so với CPI 10 tháng bình quân của 9 năm từ 2004 đến 2012 (tăng 10,2%). CPI tính theo năm của tháng 10 (tăng 5,92%) và tính bình quân so với cùng kỳ năm trước (tăng 6,74%) cũng đều thấp hơn nhiều tháng trước đó. >>> Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2013 chỉ tăng 0,49% >>> Mấy góc độ nhận diện CPI 9 tháng

Như vậy, dù tính theo cách nào, CPI 10 tháng năm 2013 đều thuộc loại thấp. Nếu không có biến động lớn về giá thế giới, về tỷ giá, về tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán…, thì cả năm 2013, CPI chỉ tăng khoảng 7%. Nếu dự báo trên là đúng, thì năm 2013 sẽ là năm đầu tiên, CPI không lặp lại chu kỳ “2 năm tăng cao, 1 năm tăng thấp” đã diễn ra trong 9 năm trước đó.

Nếu không có biến động lớn về giá thế giới, về tỷ giá, về tín dụng, thì cả năm 2013, CPI chỉ tăng khoảng 7%

Vậy những yếu tố nào đã tác động đến diễn biến CPI trong 10 tháng qua? CPI thường chịu tác động của 4 nhóm yếu tố: chi phí đẩy, cầu kéo, tiền tệ - tín dụng, tâm lý.

Chi phí đẩy bao gồm: nộp ngân sách, lãi suất, giá nhập khẩu và tỷ giá.

Về các nội dung này, trong 10 tháng qua, nhiều khoản nộp ngân sách đã được cắt giảm, giãn hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm giá hàng hoá, dịch vụ; lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm khá nhanh; giá hàng nhập khẩu tính bằng USD giảm. Đó là những nhân tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát.

Cầu kéo bao gồm: vốn đầu tư, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, xuất khẩu.

Trong 10 tháng qua, tổng cầu vẫn yếu do tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giảm (từ 39,2% bình quân trong thời kỳ 2006 - 2010, ước còn 29,1% trong năm 2013); vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm cả về tỷ trọng (từ 20,5% tổng số xuống 19,1%) lẫn quy mô tuyệt đối (tổng số giảm 1,2%)…

Về tiền tệ - tín dụng, áp lực đối với lạm phát đang có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng đã giảm nhanh trong mấy năm qua (từ 33,3%/năm trong thời kỳ 2006 - 2010, xuống còn 14,45% năm 2011, còn 8,85% trong năm 2012, xuống 6,82% trong 9 tháng đầu năm và ước cả năm khoảng 12%).

Hệ số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng GDP đã giảm mạnh trong thời gian qua (thời kỳ 2006 - 2010 là 5,3 lần, năm 2011 là 2,3 lần, năm 2012 là 1,7 lần, ước năm 2013 là 2,2 lần). Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng huy động tiền gửi. Điều đó cho thấy, tiền còn bị ứ đọng ở các ngân hàng.

Trong khi đó, tâm lý kỳ vọng lạm phát không bị áp lực lớn như trước, khi giá vàng giảm, giá USD ổn định, chứng khoán vẫn chưa vượt khỏi mốc 500 một cách bền vững, bất động sản chưa thoát đáy để đi lên…

Tuy nhiên, chưa thể chủ quan, lơ là với lạm phát, bởi các yếu tố trên có thể đảo chiều và nếu cộng hưởng với nhau thì sẽ làm cho lạm phát cao trở lại vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Chi phí đẩy sẽ tăng, nếu giá nhập khẩu tăng, tỷ giá tăng. Tổng cầu tăng khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cuối năm. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng chắc chắn sẽ tăng trong vài tháng tới và tâm lý áp lực lạm phát cũng có thể tăng trở lại.

Mấy góc độ nhận diện CPI 9 tháng
Với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng năm 2013 ở mức 4,63%, có thể lạc quan rằng, lạm phát năm nay sẽ được kiềm chế theo mục...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư