
-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
-
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao
-
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội
![]() |
. |
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước. Đây là mức tăng khá cao nếu so với mức giảm 0,21% của tháng 3/2019, cũng như so với mức tăng nhẹ 0,08% của tháng 4 năm ngoái và mức “dậm chân tại chỗ” của tháng 4 năm 2017.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, việc giá xăng, giá điện tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng CPI tháng 4/2019. Tuy nhiên, do diễn biến của dịch tả lợn châu Phi, tác động đến tâm lý người tiêu dùng (giá thịt lợn đã giảm 3,07% so với tháng trước, do người tiêu dùng còn e ngại dịch tả lợn châu Phi, chuyển sang dùng các loại thực phẩm khác thay thế), nên góp phần “kéo” mức tăng CPI tháng 4/2019 xuống.
Cộng thêm việc Chính phủ kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt, nhằm giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng CPI cũng đã được kiểm soát tốt hơn.
Với mức tăng 0,31% của tháng Tư, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng CPI bình quân 4 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2017, mức tăng là 4,8%; trong khi con số bình quân của 4 tháng đầu năm 2018 là 2,8%.
Dù lạm phát đang được kiểm soát tốt trong những tháng đầu năm, tuy nhiên, nhiều quan điểm của các chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn phải thận trọng với mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay.
Liên quan đến vấn đề này, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo về công tác điều hành giá trong những tháng còn lại của 2019.
Cụ thể, trong 9 tháng còn lại của năm 2019, nhất là đối với quý II, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu có xu hướng biến động khó lường, khó dự báo; một số mặt hàng do Nhà nước định giá đang trong quá trình rà soát, đánh giá, xem xét điều chỉnh theo lộ trình thị trường.
Mặt khác, công tác điều hành giá dự báo sẽ gặp nhiều thách thức, nhất là khi có nhiều yếu tố biến động bất thường do thiên tai, bão lũ cũng như rủi ro về thị trường và tình hình chính trị, tài chính quốc tế có thể xảy ra.
Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực thi cơ chế phối hợp chặt chẽ, khoa học và linh hoạt hơn nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời, trường hợp việc điều chỉnh giá các mặt hàng cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì các cơ quan chủ trì chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để việc điều chỉnh được thực hiện kịp thời vào thời điểm phù hợp với kịch bản điều hành giá.
Quay trở lại với diễn biến CPI của tháng 4/2019, trong tháng, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.
Trong đó, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất - 4,29%, chủ yếu do ảnh hưởng từ hai đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 2/4/2019 và thời điểm 17/4/2019, khiến CPI chung tăng 0,41%.
Trong khi đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,6%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06%; giáo dục tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%.
Ngoài ra, còn có hai nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có CPI giảm. Giảm mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giảm 0,57%. Trong đó, lương thực giảm 0,39%, chủ yếu do giá gạo xuất khẩu giảm; thực phẩm giảm 0,87%, do giá hầu hết các mặt hàng trong nhóm giảm.
Còn nhóm bưu chính - viễn thông, CPI chỉ giảm 0,07%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 4/2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 1,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 4/2019 giảm 0,5% so với tháng trước; tăng 2,78% so với tháng 12/2018 và giảm 1,27% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số giá USD tháng 4/2019 giảm 0,02% so với tháng trước; giảm 0,46% so với tháng 12/2018 và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội -
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến -
Sẽ “khoán tăng trưởng” GRDP năm 2025 cho 34 địa phương sau sáp nhập -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm -
Khánh Hòa công bố danh sách lãnh đạo các sở, ngành
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh