-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng
Mirae Asset Daewoo
Công ty Mirae Asset Daewoo thành lập pháp nhân đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2007 và hiện đang vận hành 8 chi nhánh trong đó 3 chi nhánh Hồ Chí Minh, 2 chi nhánh tại Hà Nội và tại Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ mỗi nơi 1 chi nhánh. Hiện tại Mirae Asset Daewoo đang là công ty chứng khoán Hàn Quốc có nhiều chi nhánh nhất tại Việt Nam.
Pháp nhân Việt Nam của Mirae Asset Daewoo là công ty chứng khoán tổng hợp. Vốn tự có của pháp nhân Việt Nam đạt 220 tỷ won, lớn thứ 2 trong số 74 công ty chứng khoán có mặt tại thị trường Việt Nam. Với nền tảng là dòng vốn lớn, công ty đang dấn thân vào nhiều lĩnh vực như môi giới cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam, dịch vụ cho vay tín dụng, tài chính doanh nghiệp (IB), đầu tư vốn cổ đông.
Năm ngoái, lợi nhuận kinh doanh của pháp nhân Việt Nam đã đạt 12,1 tỷ won tăng 147% so với năm trước đó. Nhu cầu đầu tư cổ phiếu của người Việt Nam tăng nhanh, mức hoa hồng của các chuyên viên môi giới và lợi nhuận từ cho vay tín dụng đang dẫn dắt sự tăng trưởng của pháp nhân Việt Nam. Số lượng tài khoản giao dịch cổ phiếu tại Việt Nam tính đến thời điểm của năm ngoái là 2 triệu 180 ngàn,tăng gần 30% so với năm 2016. Theo đó các khoản vay dùng cho giao dịch tín dụng đầu tư cổ phiếu cũng gia tăng. Quý I năm nay, quy mô khoản vay giao dịch tín dụng của pháp nhân Việt Nam đạt 220 tỷ won, quy mô vốn lớn chỉ đứng sau công ty chứng khoán SSI có tỷ lệ chiếm hữu thị phần môi giới cổ phiếu số một Việt Nam.
Pháp nhân Việt Nam của Mirae Asset Daewoo không chỉ môi giới cổ phiếu, song song với đó là phát hành cổ phiếu và tìm kiếm các cơ hội đầu tư để giới thiệu đến khách hàng. Bởi lẽ gần đây, doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, và đã xuất hiện những doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn tại thị trường địa phương hoặc xem xét việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh doanh nghiệp Hàn Quốc, Mirae Asset Daewoo cũng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn và niêm yết cho các doanh nghiệp Việt Nam
Bắt đầu môi giới sản phẩm phái sinh…. Tìm kiếm đa dạng các cơ hội đầu tư
Năm nay, pháp nhân Việt Nam của Mirae Asset Daewoo đang đặt mục tiêu sẽ mở rộng tỷ lệ chiếm hữu thị trường môi giới và đạt mức lợi nhuận trên vốn (ROE) là 10% (trước thuế). Để đạt được mục tiêu này, gần đây họ đã tiến vào thị trường sản phẩm phái sinh. Việt Nam có đầy đủ sơ sở hạ tầng điện toán để thực hiện môi giới các sản phẩm phái sinh, và hiện nay Mirae Asset đang cung cấp dịch vụ giao dịch sản phẩm phái sinh. Ngoài ra cũng đang rất tích cực tham gia mảng tài chính doanh nghiệp (IB) và đầu tư vốn cổ đông.
Trước hết Mirae Asset đã xây dựng mạng lưới liên kết các thành phố trọng điểm của Việt Nam trong đó Hà Nội và Hồ Chí Minh chính là cứ điểm chính, trong năm nay Mirae có kế hoạch mở rộng đến khu vực Cần Thơ và xây dựng mạng lưới chi nhánh kết nối Hà Nội, Hải Phòng của Miền Bắc với Đà Nẵng của miền Trung và Vũng Tàu. Đây là kế hoạch dài hạn nhằm đưa công ty trở thành một doanh nghiệp chứng khoán tiêu biểu tích cực trong lĩnh vực IB với nền tảng là mạng lưới trên toàn quốc và có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tài chính đa dạng cũng như nhiều cơ hội đầu tư.
Tổng giám đốc tập đoàn Mirae Asset Việt Nam Seol Gyeong Seok (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu chụp hình kỷ niệm trong chương trình mở rộng chi nhánh Hà Nội của Mirae Asset Daewoo Việt Nam. Nguồn: Mirae Asset Daewoo |
Không chỉ có công ty chứng khoán Mirae Asset Daewoo, các công ty khác thuộc tập đoàn Mirae Asset Group như công ty quản lý tài sản Mirae Asset, Mirae Asset Capital, công ty bảo hiểm Mirae Asser Prevoir Life cũng đã có mặt tại Việt Nam và có thể hợp tác. Những công ty này đang tăng cường sức mạnh tổng hợp khi đang cùng nhau chia sẻ về tình hình thị trường tài chính bản địa, những kinh nghiệm điều hành pháp nhân tại nước ngoài, và tìm kiếm những đối tác đầu tư.
Gần đây, bên cạnh ngành sản xuất, chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực nỗ lực để phát triển thị trường chứng khoán cũng như ngành công nghiệp 4.0. Hiện nay chính phủ đang có chính sách hạn chế, trong đó người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 49% cổ phần doanh nghiệp nhà nước, nhưng trên thực tế cuối năm ngoái, bộ tài chính đã đề xuất dự thảo sửa đổi luật chứng khoán Việt Nam, bao gồm nội dung bãi bỏ những quy định này.
Chính phủ cũng nhấn mạnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời thể hiện quyết tâm phát triển ngành công nghệ cao của đất nước như việc xây dựng mạng lưới 5G.
Pháp nhân Mirae Asset Việt Nam cũng cho biết thêm ‘Chúng tôi có kế hoạch tích cực xúc tiến đầu tư vào các ngành đang tăng trưởng để có thể dẫn đầu dòng chảy biến đổi ngành công nghiệp của Việt Nam’
-
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng