Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
CTCP Thương mại Thành Đạt ứng dụng hiệu quả công nghệ xử lý rác thải tiên tiến
Liên Phương - 16/02/2021 20:26
 
Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt đã cho ra đời công nghệ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt không chôn lấp (TTD-01), mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống.
Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt đang triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 100 tấn/ngày tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang)
Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt đang triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 100 tấn/ngày tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang)

Công nghệ TTD-01 đã được đưa vào Dự án Xây dựng Nhà máy Xử lý rác thải Quỳnh Côi (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, Nhà máy Xử lý rác thải Quỳnh Côi của Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt đã hoạt động được 5 năm. Trên diện tích gần 2 ha, Nhà máy đang xử lý rác thải sinh hoạt cho 16 xã, thị trấn của huyện Quỳnh Phụ, với công suất trung bình 50 tấn/ngày, 18.000 tấn/năm. Mỗi ngày, Nhà máy tái chế được khoảng 3 tấn phân hữu cơ và 1,5 tấn hạt nhựa từ rác thải.

Năm 2016 - 2017, công nghệ xử lý rác TTD-01 của Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt đã đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo khoa học - công nghệ và kỹ thuật tỉnh Thái Bình lần thứ VII. Công nghệ này cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Rác thải sinh hoạt hỗn tạp từ các hộ dân được thu gom về Nhà máy, khử mùi, rồi phân loại. Rác hữu cơ được tái chế thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nilon được tái chế thành hạt nhựa cung cấp cho các nhà máy công nghiệp; rác thải vô cơ (gạch, đá, cát…) được tái chế thành gạch không nung; các chất không thể tái chế như vỏ bim bim, thùng xốp, vải mục… được xử lý bằng lò đốt công nghệ cao. Toàn bộ nước thải của Nhà máy  được thu gom xử lý qua hệ thống bể để tái sử dụng, không xả thải ra môi trường.

Ba sản phẩm phân bón hữu cơ của Công ty (DT.16, DT.17 và DT.18) được tái chế từ rác cũng được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp chứng nhận cho phép sản xuất, bán ra thị trường.

Ông Đỗ Chí Lệ, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt cho biết, công nghệ xử lý rác TTD-01 là công nghệ hiện đại, nhưng vận hành đơn giản, có thể tăng/giảm công suất xử lý theo nhu cầu xử lý rác từ 15 đến 200 tấn/ngày. Chi phí của công nghệ TTD-01 thấp, chỉ bằng khoảng 10% so với đầu tư máy móc có cùng công suất nhập ngoại. Nước thải của nhà máy được tái sử dụng, không xả ra môi trường, nên không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không mất diện tích đất để chôn lấp rác. Một nhà máy xử lý 50 tấn rác/ngày chỉ cần sử dụng 2 - 3 ha đất.

Nhà máy Xử lý rác thải Quỳnh Côi đã được nhiều bộ, ngành chuyên môn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình cùng các sở, ngành, nhân dân trong và ngoài tỉnh đến thăm, kiểm tra và đánh giá cao về hiệu quả xử lý rác.

Công ty cổ phần thương mại Thành Đạt đang nhân rộng ứng dụng công nghệ xử lý rác TTD-01 vào việc xử lý rác thải của nhiều nhà máy trong và ngoài tỉnh Thái Bình. Theo kế hoạch, trong năm 2021 - 2022, Công ty tiếp tục đầu tư nhà máy xử lý rác thải thứ 2 tại huyện Quỳnh Phụ và nhà máy xử lý rác tại huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình). Ngoài ra, Công ty cũng mở rộng đầu tư 2 nhà máy xử lý rác tại huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam (Bắc Giang); chuyển giao công nghệ này cho một dự án của Tập đoàn Xây dựng Trường Sơn tại tỉnh Đắk Nông.

“Trong giai đoạn 2020 - 2025, nếu có mặt bằng quy hoạch, Công ty sẽ đầu tư tiếp một nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại và nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn 6 huyện còn lại của tỉnh Thái Bình”, ông Đỗ Chí Lệ chia sẻ.

Tập trung phân loại rác thải tại nguồn
Xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, tái chế và xử lý rác thải là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới vùng khó khăn,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư