-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Các bị cáo trong phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan tới sai phạm của Công ty Việt Á |
Hai cựu bộ trưởng cùng nhiều quan chức “nhúng chàm” Việt Á
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa mở phiên xét xử sơ thẩm 38 bị cáo liên quan tới các vi phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, tỉnh, thành phố liên quan.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Trong số này, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ”, với cáo buộc đã “gợi ý” để Phan Quốc Việt đưa tổng số tiền lên tới 2,25 triệu USD (tương đương hơn 50 tỷ đồng); cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cùng một số cấp dưới bị cáo buộc giúp Công ty Việt Á tham gia đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm của Học viện Quân y, sau đó chiếm đoạt sản phẩm là kết quả của đề tài này để đăng ký, sản xuất thương mại.
Cùng với đó, một số quan chức cấp tỉnh, lãnh đạo sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số tỉnh, thành phố cũng được xác định có nhiều vi phạm liên quan tới hoạt động đấu thầu, tiêu thụ kit xét nghiệm tại các địa phương, qua đó “ăn chia” với Công ty Việt Á hàng trăm tỷ đồng tiền “hoa hồng”.
Ngoài ra, các bị cáo khác bị đưa ra xét xử về một trong các tội danh trên. Riêng bị cáo Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á và Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc bị đưa ra xét xử về hai tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”.
Tòa cũng triệu tập 24 nguyên đơn dân sự, 139 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có 17 CDC của 17 tỉnh, thành phố và đại diện 2 sở y tế tỉnh, 5 bệnh viện đa khoa.
Tổng giám đốc Việt Á khai chi tiết việc đưa hối lộ hàng chục tỷ đồng
Quá trình điều tra, truy tố xác định, bị cáo Phan Quốc Việt có mối quan hệ quen biết với Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) từ trước, nên khi có đề xuất đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm, ông Hùng đã thông báo cho Việt.
Sau đó, Việt đặt vấn đề với Hùng về việc đưa Công ty Việt Á tham gia nghiên cứu đề tài, với vai trò là đơn vị phối hợp cùng Học viện Quân y, đồng thời sử dụng kết quả này để sản xuất, bán thương mại kit xét nghiệm.
Cùng với đó, Việt cũng thỏa thuận về việc chia phần trăm doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm; sử dụng biên bản nghiệm thu đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số lưu hành, sản xuất kit xét nghiệm bán ra thị trường, giúp Việt Á hưởng lợi bất chính đặc biệt lớn.
Trình bày trước Hội đồng Xét xử, bị cáo Phan Quốc Việt khai, trong quá trình hợp tác, Học viện Quân y chuyển cho Công ty Việt Á một số tài liệu, quy trình liên quan đến kit xét nghiệm. Tiếp theo, Việt Á dựa vào các tài liệu này để tối ưu, nghiên cứu thành công kit xét nghiệm Covid-19 vào tháng 2/2020, sau đó mang sản phẩm ra Hà Nội, đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để kiểm nghiệm.
Thời điểm này, Học viện Quân y cũng nghiên cứu kit xét nghiệm, nhưng sản phẩm sau khi mang đi thử nghiệm thì không tối ưu bằng của Việt Á.
Liên quan việc hợp tác với Học viện Quân y, bị cáo khai, trong hợp đồng, Công ty Việt Á làm nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất 20.000 kit xét nghiệm với chi phí 1 tỷ đồng, trong khi nguyên liệu tính ra khoảng 8-9 tỷ đồng từ Học viện Quân y để sản xuất số kit này.
Để được tham gia đề tài, cũng như được nhiều cá nhân tại Bộ Khoa học và Công nghệ “giúp đỡ” trong quá trình nghiệm thu, tạo cơ sở để gửi hồ sơ sang Bộ Y tế cấp phép lưu hành, sản xuất thương mại, Phan Quốc Việt đã chi hàng chục tỷ đồng để “cảm ơn” cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh và thuộc cấp.
Theo đó, Phan Quốc Việt khai tường tận những việc đã nhờ bị cáo Chu Ngọc Anh, Trịnh Thanh Hùng, Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình y tế). Sau đó, Việt đã “cảm ơn” các quan chức này tổng số tiền 650.000 USD (gần 15 tỷ đồng).
Cũng theo lời bị cáo Việt, tại Bộ Y tế, Việt Á cũng nhận được sự giúp đỡ tích cực của bị cáo Nguyễn Huỳnh, cựu Phó trưởng Phòng giá (Cục Quản lý dược (cựu Thư ký ông Nguyễn Thanh Long) và Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình y tế, theo chỉ đạo của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long.
Do đó, sản phẩm kit xét nghiệm của Công ty Việt Á sớm được cấp số đăng ký lưu hành, không đúng quy định. Cùng với đó, các bị cáo trên cũng can thiệp, tác động một số lãnh đạo, giám đốc sở y tế, CDC các tỉnh cho Việt Á được cung cấp kit xét nghiệm tại địa phương, sau đó liên hệ, thỏa thuận cho các đơn vị này ứng trước, hợp thức hồ sơ thanh toán sau.
Quá trình này, Phan Quốc Việt khai nhận, đã chi cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long 2,25 triệu USD, trong đó 50.000 USD đưa trực tiếp và 2,2 triệu USD thông qua thư ký Nguyễn Huỳnh. Bị cáo Huỳnh cũng nhận 4 tỷ đồng từ Việt.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Huỳnh đã có những lời khai trái ngược liên quan tới số tiền đã nhận. Theo đó, bị cáo Huỳnh khẳng định luôn nhận được sự chỉ đạo của ông Long phải “hỗ trợ” Công ty Việt Á; đồng thời nói Việt phải chi tiền do “Bộ trưởng Long có nói hỗ trợ tiền để lo công việc”.
Trái lại, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế phủ nhận đã “gợi ý” như trên và cho rằng, bản thân làm việc công tâm, coi Công ty Việt Á như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, bị cáo này thừa nhận, đã nhận tổng cộng 2,25 triệu USD từ Việt Á và đã tác động để gia đình nộp lại trong quá trình bị điều tra.
Thỏa thuận “ăn chia”, hàng loạt tỉnh, thành phố cuốn vào “vòng xoáy” Việt Á
Trong quá trình điều ra, cơ quan chức năng đã thống kê có gần 4,6 triệu kit xét nghiệm được Công ty Việt Á bán ra thị trường và được thanh toán trong tổng số gần 8,8 triệu kit sản xuất ra. Mỗi bộ kit này có chi phí sản xuất gần 145.000 đồng, nhưng được bán ra với giá cao gấp 3 lần.
Thủ đoạn của các bị cáo thuộc Công ty Việt Á là nhờ một số bị cáo thuộc Bộ Y tế hoặc bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó thủ tướng) tác động, can thiệp để lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan chỉ đạo sử dụng kit xét nghiệm của Việt Á, thực hiện theo các đề nghị của Phan Quốc Việt.
Thêm vào đó, với lý do tình hình chống dịch cấp bách, nhiều địa phương đã tiến hành mượn kit xét nghiệm của Việt Á để sử dụng trước, sau đó hợp thức thủ tục đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn; hoặc hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá Công ty Việt Á đưa ra.
Ngoài ra, Việt cũng chỉ đạo Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc cùng nhân viên tính toán phần trăm ngoài hợp đồng để chi hàng chục tỷ đồng cho các lãnh đạo, nhân viên tại các cơ sở y tế công lập trên phạm vi cả nước.
Chẳng hạn, tại tỉnh Hải Dương, sau khi được cựu Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng chỉ đạo mở rộng phạm vi xét nghiệm trên diện rộng; tăng công suất xét nghiệm; độc quyền bán kit xét nghiệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận với Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương về việc chi 20-25% giá trị hợp đồng.
Kết quả sau cú “bắt tay” trên, bị cáo Tuyến đã nhận 3 lần, tổng cộng lên tới 27 tỷ đồng từ Công ty Việt Á, trong đó giữ lại hơn 16 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân, còn lại Tuyến đưa cho cấp trên, cấp dưới.
Tại tỉnh Bắc Giang, Việt thông qua Công ty Phan Anh để thỏa thuận với 2 cựu Giám đốc CDC Đặng Thanh Minh và Lâm Văn Tuấn cung cấp độc quyền kit xét nghiệm để hưởng chênh lệch. Sau khi tính toán mức phần trăm ngoài hợp đồng, Việt đã chỉ đạo chuyển gần 45 tỷ đồng “lại quả” cho Công ty Phan Anh và các cá nhân trên.
CDC Bắc Giang được xác định gây thiệt hại hơn 105 tỷ đồng, thông qua một gói thầu.
Khai báo trước Hội đồng Xét xử về hành vi trên, Phan Quốc Việt khẳng định đã chi rất nhiều cho các cá nhân có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, bị cáo không nhớ cụ thể vì có mức duyệt chi chung và chỉ trực tiếp đưa hối lộ cho các lãnh đạo cấp cao, còn lại bộ phận kế toán và Phó tổng giám đốc Vũ Đình Hiệp lo.
Việt cũng cho rằng, không nghĩ đây là hành vi đưa hối lộ, mà chỉ là khoản “chia sẻ lợi nhuận” khi Công ty có được lợi nhuận, bởi trên thực tế, các đại lý của Công ty Việt Á cũng được chia lợi nhuận 15-40%.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024