Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 18 tháng 09 năm 2024,
Cứ cơ chế, chính sách gì để TP.HCM thực sự là đầu tàu đều được ủng hộ
Khánh Linh - 30/05/2023 17:35
 
Cơ chế, chính sách gì để TP.HCM thực sự là động lực, là đầu tàu phát triển kinh tế đều được ủng hộ, các vị đại biểu Quốc hội chia sẻ trong phiên thảo luận tại tổ chiếu 30/5.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Tổ 12, ngày 30/5.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tại tổ trong phiên làm việc chiều 30/5, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đặt kỳ vọng vào TP.HCM đột phá, đầu tầu sau 5 năm nữa, khi các cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM đang được các đại biểu thảo luận sẽ kết thúc thời gian thí điểm.

Nhưng cũng chính vì đặt kỳ vọng như vậy, nên đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) cho rằng, danh mục cơ chế, chính sách đặc thù dù rất hay, nhưng có quá nhiều.

“Thời gian thực hiện cơ chế thí điểm là 5 năm, nếu có quá nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, từ tài chính, ngân sách, giao thông... thì có thể thực hiện được hết không? Ngay trong báo cáo của Chính phủ khi đánh giá thực hiện Nghị quyết 54, có không ít nội dung chưa thực hiện được, chưa làm hết”, đại biểu Phương bày tỏ sự lo ngại.

Thực tế, việc triển khai Nghị quyết 54 của TP.HCM hay cả cơ chế, chính sách đặc thù của Cần Thơ, vừa được Quốc hội cho phép từ kỳ họp trước, nhưng hơn 1 năm qua, theo đại biểu Phương, nhiều nội dung vẫn đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện.

Về vấn đề này, đại biểu Hoàng Đức Thắng, đoàn Quảng Trị chia sẻ khó khăn trong thực hiện Nghị quyết 54 của đầu tàu kinh tế của cả nước, với 1 năm đầu khởi động, 2 năm dịch bệnh phức tạp...

“Gọi là 5 năm, nhưng thực tế nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 54 mới có thời gian thực hiện khoảng 2 năm, nên một số chính sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân khách quan, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan. Trong quá trình tổ chức thực hiện, TP.HCM đã thực sự quyết liệt, quyết tâm chưa. Chúng ta cần nhìn thấy quyết tâm của TP.HCM trong thời gian qua để đặt niềm tin cho giai đoạn tiếp theo của TP.HCM”, đại biểu Thắng nhấn mạnh.

Đặc biệt, đại biểu Thắng đề nghị bổ sung nguyên tắc “chính sách mới phải đột phá, vượt trội, có tính thúc đẩy TP.HCM đi sớm đi trước.

Đây cũng là ý kiến của đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau, khi cho rằng, TP.HCM cần có cơ chế đặc thù, mà thực chất là cá biệt hóa quy định pháp luật để tạo điều kiện cho các cá thể có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau phát triển. Nhưng đề thực hiện được, đại biểu Vân cho rằng, cần trao cho TP.HCM quyền, trách nhiệm tích cực, chủ động trong tổ chức bộ máy. TP.HCM cần năng lực pháp lý để tự tổ chức bộ máy phù hợp trên cơ sở điều kiện của Thành phố, có quyền định đoạt biên chế để cho bộ m áy...", đại biểu Vân nhấn mạnh. 

 Chia sẻ với các đại biểu tại Tổ 12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thắng thắn, cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM phải đảm bảo yêu cầu tạo điều kiện cho TP.HCM có thể phát triển vượt trội, cạnh tranh được với quốc tế, đủ đột phá, đủ mạnh. “Có như vậy mới xứng tầm là Nghị quyết của Quốc hội”, Bộ trưởng làm rõ thêm.

Tuy nhiên, vì là cơ chế đặc thù, thí điểm nên có thời hạn, nên sẽ có những vấn đề khác, thậm chí vượt các quy định hiện hành; thậm chí chưa có ở đâu. Bộ trưởng cho biết, đã cùng với TP.HCM, thảo luận nhiều với các chuyên gia, nhà khoa học, cố gắng đưa ra các chính sách đáp ứng yêu cầu của Thành phố.

“Chúng tôi cũng đang tiếp tục suy nghĩ có thể các chính sách đó chưa đủ, chưa hết, có cần đặt ra có chính sách gì mới hơn, mạnh hơn không. Có ý kiến rất đáng suy nghĩ là, nếu cần nguồn lực để phát triển, thì có thể cơ cơ chế vay ODA, tập trung đầu tư lớn cho các dự án trước sau cũng phải làm, quy mô có thể tới 10-20 tỷ USD, để tạo cú huých cho cả Thành phố và cả nước và có thể trả nợ được...”, Bộ trưởng chia sẻ thêm thông tin.

Vì hiện tại, nhiều cơ chế, chính sách tạo nguồn thu cho Thành phố còn khá thận trọng, mới là tăng phí, lệ phí, tăng dự nợ.... Nói cho cùng, TP.HCM cần trao các chính sách để phát triển xứng tầm với sứ mệnh mới, không để 5-10 năm tới tổng kết lại không đạt được gì đột phá.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhân mạnh, sau thời gian thực hiện sẽ có tổng kết; trong quá trình thực hiện sẽ có giảm sát, đánh giá, để cái nào phù hợp thì nhân rộng, luật háo để áp dụng chung.

Trước đó, trong phiên làm việc ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét 7 nhóm cơ chế, chính sách được kế thừa từ Nghị quyết số 54; 4 nhóm cơ chế, chính sách đã được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của các địa phương khác; 6 cơ chế, chính sách được quy định tại các dự thảo Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến và 27 cơ chế, chính sách mới, đột phá, được xác định có tác động lan tỏa.

Theo lịch trình làm việc của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vào ngày 8/6/2023.

TP.HCM cần thể chế khắc phục sức ỳ, nhưng không lợi dụng để hợp thức hóa sai phạm
TP.HCM cần các quy định để tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư