
-
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới
-
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công
-
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2027
-
Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
![]() |
Người nuôi lỗ nặng vì gà công nghiệp rớt giá thảm hại |
Giá gà công nghiệp tại các tỉnh Đông Nam Bộ đang sụt giảm rất mạnh, chỉ 17.000- 19.000 đồng/kg. Đây là mức giảm giá mạnh nhất trong vòng 4 năm qua khiến bà con chăn nuôi lao đao. Với mức giá này, trung bình mỗi kg người dân đã lỗ khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg.Trong khi đó, giá gà ta vẫn đang khá ổn định.
Cung dư thừa cộng với dịch cúm gia cầm lan mạnh ở Trung Quốc và tâm lý lo ngại của người tiêu dùng đang khiến tiêu thụ rất chậm. Dù giá gà giảm mạnh, song nhiều hộ nuôi cho hay vẫn phải tìm cách bán tống, bán tháo để cắt lỗ, nếu không chi phí thức ăn, thuốc, lãi vay ngân hàng... sẽ ngày càng nặng thêm.
Nhiều thông tin cho rằng, thịt nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến giá gà giảm mạnh. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi báo chí tại buổi họp báo thường kỳ hôm nay (3/3), ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định, đây không phải là nguyên nhân chính.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2017, nhập khẩu thịt gà của cả nước khoảng 7.000 tấn, giảm 30% so với tháng 12/2016 và giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gà nhập khẩu cũng không quá rẻ, giá trung bình 0,87 USD/kg (khoảng 20.000 đồng/kg).
Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, ngoài tâm lý lo ngại vì dịch cúm gia cầm, cung vượt cầu là nguyên nhân chính. TS Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN khẳng định, trước tết, do giá gà tăng cao, nhiều doanh nghiệp và người dân tăng nuôi khiến cung vượt cầu sau Tết, thị trường bị thừa hàng.
“Vùng Đông Nam bộ, khu vực nuôi gà công nghiệp tập trung vẫn có tâm lý đám đông, đua nhau nuôi thả, đua nhau thu hoạch nên ẫn tới tình trạng này", TS. Khanh nhận định.
Không chỉ thịt gà, từ cuối năm ngoái, thịt lợn cũng rớt giá khá mạnh với lý do tương tự: Giữa năm 2016, giá thịt lợn tăng cao khiến người dân ồ ạt nuôi, hậu quả là nửa năm sau, khi đến lứa lại đồng loạt bán, khiến cung vượt cầu.
"Cả nước có 4 triệu hộ nuôi lợn, 8 triệu hộ nuôi gia cầm, con số tự phát quá nhiều, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp", ông Trọng cho biết.
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030 -
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật -
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung