
-
Phó thủ tướng chỉ đạo việc chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ACV
-
Samsung, xin cảm ơn!
-
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số
-
FTA tiếp tục là "bệ phóng" cho xuất khẩu năm 2023
-
Tập đoàn Hoà Phát: Doanh thu giảm 5% nhưng lợi nhuận giảm tới 76% -
Năm 2022, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh, xuất sang Mỹ giảm
Vào ngày 14/2 tới đây, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo sẽ có buổi làm việc với Cục Hàng không Việt Nam để thẩm định hồ sơ cấp giấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không của doanh nghiệp.
Trước đó, hồi tháng 1/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần IPP Air Cargo liên quan đến liên quan đến hồ sơ đề nghị thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo.
Trong văn bản gửi nhà đầu tư, Cục Hàng không cho biết, thành phần hồ sơ đề nghị thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo cơ bản hợp lệ. Do đó, cơ quan này sẽ tổ chức thẩm định trong tuần từ ngày 14-18/2/2022 và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả cuộc họp thẩm định trong thời hạn 20 ngày làm việc.
Được biết, dự án lập hãng bay IPP Air Cargo được Công ty Cổ phần IPP Air Cargo và ông Johnathan Hạnh Nguyễn rất tâm huyết và quyết tâm thực hiện. Thời gian qua, doanh nghiệp đã có nhiều văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm được triển khai.
Chiến lược của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo là thành lập một hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa với mục tiêu góp phần tăng giá trị cạnh tranh của các hãng hàng không hàng hóa của Việt Nam trên các đường bay quốc tế.
Theo Công ty Cổ phần IPP Air Cargo, việc này sẽ góp phần vào sự phát triển chung của ngành hàng không Việt Nam cũng như góp phần bình ổn giá cước vận chuyển hàng hóa, ổn định chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu, giảm thiểu việc ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, nguy cơ lạm phát và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
Công ty Cổ phần IPP Air Cargo đề xuất thành lập một hãng hàng không vận tải hàng hóa hoạt động trong phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án này có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD. Trong đó, 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Nếu được cấp phép, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 tàu bay hàng hoá, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm thứ 3. Hãng lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi cất cánh chuyến bay đầu tiên.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP Air Cargo mới đây thông tin đã đạt thỏa thuận mua 10 chiếc Boeing 777 Freighter trị giá 3,5 tỷ USD để lập hãng bay chở hàng sau dịch.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, số máy bay này là đặt hàng trước và khi được cơ quan chức năng cấp phép, IPP Air Cargo sẽ có sẵn đội bay hùng hậu để triển khai kinh doanh, đồng thời đưa hãng bay này thành hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á.
IPP Air Cargo sẽ nhắm tới mua mới dòng Boeing 777 Freighter để làm lớn ngay từ đầu thay vì sử dụng các dòng máy bay vận tải hành khách tháo ghế hoán cải thành máy bay chở hàng.

-
Tập đoàn TH: “Trái ngọt” tốc độ tăng trưởng 2 con số -
FTA tiếp tục là "bệ phóng" cho xuất khẩu năm 2023 -
Cá ngừ lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD -
Xuất khẩu 28 tỷ USD, da giày, túi xách tiến mạnh sang các thị trường FTA -
Tập đoàn Hoà Phát: Doanh thu giảm 5% nhưng lợi nhuận giảm tới 76% -
Năm 2022, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh, xuất sang Mỹ giảm -
Trung Quốc dừng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu dịp Tết Nguyên đán 2023
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm