Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Cục trưởng Cục Chăn nuôi: Giá thịt heo tăng ở mức "có thể chấp nhận được"?
Thu Phương - 17/10/2019 15:33
 
Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị Tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững ngày 17/10 về vấn đề thịt heo đang trên đà tăng giá .
.
Hội nghị Tăng cường các biện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững ngày 17/10,

Chia sẻ bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục đã từng dự báo giá thịt heo trong tháng 8 sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, đến tháng 9, đà tăng giá mới bắt đầu.

Ông Dương cho biết 8 tháng trước đó, gần như giá heo hơi Việt Nam đã thấp nhất trong khu vực, trong khi giá heo hơi Trung Quốc đã lên 70.000 đồng/kg thì giá heo hơi Việt Nam mới ở mức 30.000 - 35.000 đồng/kg.

"Mức giá 60.000 - 65.000 đồng/kg như hiện nay có thể chấp nhận được và công bằng vì chỉ như vậy mới bù lại giá thành, bởi chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh chi phí sẽ rất nhiều", ông Dương nhận định.

Đại diện doanh nghiệp, ông Đoàn Mạnh Lương, Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin cho biết, kể từ khi dịch tả heo châu Phi bùng phát, chi phí nuôi heo của Mavin đã tăng thêm 10.000 đồng/kg, chủ yếu đến từ việc phòng chống dịch bệnh.

Do vậy, theo ông Dương, giá heo hơi có thể tăng thêm với điều kiện vẫn phải trong tầm kiểm soát.

.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Cũng theo ông Dương, chưa bao giờ người chăn nuôi chịu thiệt hại như năm nay và cũng chưa bao giờ Chính phủ chi ra ngân sách quá lớn cho ngành chăn nuôi như hiện nay. 

Nói về lo ngại lượng thịt heo nhập khẩu có thể ồ ạt vào thị trường, ông Dương cho rằng, nếu như kiểm soát tốt về giá, không để giá thịt heo trong nước tăng lên quá cao thì thịt heo nhập khẩu cũng không dễ vào Việt Nam.

"Bản thân tôi không khuyến khích việc nhập khẩu thịt heo bởi chúng ta hoàn toàn có thể chủ động nguồn thực phẩm. Góc độ người tiêu dùng nên ăn thêm các loại thịt khác như thịt, cá, trứng để giảm áp lực cho ngành chăn nuôi heo", ông Dương nói.

Mặc dù vậy, ông Dương cũng phải thừa nhận rằng do đặc thù tiêu dùng của người Việt Nam nên những tháng cuối năm nhu cầu sẽ cao hơn. Do đó cần phải có giải pháp tăng nguồn cung bằng việc kiểm soát thật tốt hoạt động tái đàn.

.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Nói đến vấn đề tái đàn tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cho biết, về tái đàn chăn nuôi sau dịch bệnh, giải pháp là tập trung tăng đàn ở những vùng chăn nuôi lớn đảm bảo an toàn sinh học, với những hộ quy mô nhỏ và vừa phải đảm bảo được những yếu tố về an toàn sinh học.

“Cùng với đó là các nhóm giải pháp tổng thể về thủy sản, gia cầm, đại gia súc để cung ứng thực phẩm, quan trọng nhất là giữ bình ổn được giá không để xáo trộn, không để ảnh hưởng đến chỉ số giá cả vào cuối năm", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề hỗ trợ tái đàn, Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin cho biết: Từ nay đến cuối năm, Mavin cung cấp lượng lợn nái ra bên ngoài khoảng 10.000 con, và 60.000-70.000 lợn con hỗ trợ cho hệ thống chăn nuôi ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

"Chúng tôi cũng mong rằng, các hộ gia đình chăn nuôi khi tái đàn cần phải tái đàn an toàn và thận trọng để đảm bảo không để lại những thiệt hại sau này", ông Lương nói.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, giá thịt lợn tiếp đà suy giảm
Giá lợn hơi ngay trong ngày đầu tuần tiếp tục lao dốc tại miền Nam, mặt bằng chung chỉ khoảng 32.000 - 34.000 đồng/kg kéo tình hình buôn bán của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư