-
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Mấu chốt là hệ thống KRX -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới -
Góc nhìn TTCK tuần 6-10/1: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, vẫn còn áp lực tỷ giá -
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm
Sở hữu cô đặc sau cổ phần hóa
Phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa tổ chức đầu tuần này, một cổ đông của Công ty cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (Việt Hà Corp, mã VHI) đã gửi kiến nghị đến người đại diện phần vốn góp của UBND TP. Hà Nội tại Công ty, đề nghị Hà Nội đẩy nhanh việc phê duyệt sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất. Đây cũng là điểm mấu chốt để Việt Hà Corp có thể triển khai công tác thoái vốn nhà nước lần thứ hai.
Hoàn tất phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng từ đầu năm 2016, Việt Hà Corp chuyển sang hình thức công ty cổ phần với cơ cấu cổ đông cô đặc. Trong đó, UBND TP. Hà Nội là cổ đông nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 51%. Hai cổ đông lớn khác đều là tổ chức gồm Tổng công ty Rau quả, nông sản - CTCP (36,1%) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không (12,56%). Ba cổ đông lớn duy trì mức sở hữu này trong gần 6 năm nay và chỉ còn 0,3% vốn điều lệ của Công ty nằm trôi nổi trong tay các cổ đông nhỏ lẻ.
Không riêng Việt Hà Corp, tình trạng sở hữu cô đặc xảy ra ở khá nhiều doanh nghiệp sau quá trình cổ phần hóa. Thống kê tại các doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán cho thấy, có tới hơn 50 đơn vị do cổ đông Nhà nước sở hữu trên 90% vốn. Số lượng cổ phiếu tự do lưu hành ở nhiều công ty chỉ là vài triệu, thậm chí vài trăm ngàn cổ phiếu.
Tại Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (mã DNH), cổ đông mẹ Tổng công ty Phát điện 1 sở hữu 99,93% vốn. Dù có quy mô vốn điều lệ khá lớn (4.224 tỷ đồng), số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ lẻ chỉ vỏn vẹn chưa đến 300.000 đơn vị. Cổ phiếu DNH thường xuyên gặp tình trạng “trắng” giao dịch khi nguồn cung cổ phiếu khan hiếm.
Hay tại Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2, mã GE2) và Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều đạt trên… 99%. Dù là các ông lớn với quy mô vốn điều lệ trên vạn tỷ đồng và vốn hóa thị trường cỡ “khủng”, số cổ phiếu tự do lưu hành của 2 tổng công ty phát điện đã cổ phần hóa và đưa cổ phiếu lên sàn này đều khiêm tốn.
Toàn bộ 262.500 cổ phiếu GE2 thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ của EVNGENCO2 đã bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12/2022. Nguyên nhân là Tổng công ty là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên và vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định, thuộc trường hợp hủy đăng ký giao dịch theo quy định.
Chờ đợi thoái vốn nhà nước
Trường hợp cổ phiếu VHI của Việt Hà Corp cũng tương tự cổ phiếu GE2 của EVNGENCO2. Từ tháng 4/2022, cổ phiếu này đã không còn được giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung.
Giải thích rõ hơn về lý do phải nhận lệnh rời sàn, ông Mai Xuân Sơn, Tổng giám đốc của “ông chủ” hãng bia Việt Hà cho biết, Việt Hà Corp không đạt được điều kiện có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ, do đó không phải là công ty đại chúng, không giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung. Lãnh đạo công ty này cũng khẳng định mong muốn đưa cổ phiếu VHI trở lại sàn chứng khoán khi đủ điều kiện.
Một trong các nhiệm vụ được Việt Hà Corp đề ra các năm gần đây là chuẩn bị cho công tác thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bên cạnh mảng kinh doanh bia, ở thời điểm cổ phần hóa, Công ty còn hấp dẫn nhà đầu tư nhờ lợi thế về đất. Tuy nhiên, phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất sau 3 lần rà soát hiện vẫn chờ UBND TP. Hà Nội xem xét phê duyệt.
Đầu tháng 6 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 166/KH-UBND về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND TP. Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Đây được xem là một động thái mới đáng chú ý khi công tác cổ phần hóa đã “giậm chân tại chỗ” nhiều năm tại Hà Nội cũng như ở nhiều địa phương, bộ, ngành đang sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
-
Dừng miễn thuế hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh từ ngày 18/2/2025 -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số