Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Cung tiền không gây áp lực lớn tới lạm phát
TL - 10/03/2022 07:40
 
Giá cả hàng hóa - đặc biệt là xăng dầu – tăng phi mã cộng với gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp giải ngân đang gây ra những lo ngại về lạm phát.
f
Ông Nguyễn Bích Lâm - Chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Liên quan đến lo ngại việc giải ngân gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô gần 350 nghìn tỷ đồng sẽ tạo ra nguồn cung tiền lớn trên thị trường, từ đó tác động tới lạm phát, ông Nguyễn Bích Lâm - Chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, sức ép từ gói hỗ trợ này không lớn, xét về mặt cung tiền.

Cụ thể, gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ thực hiện trong 2 năm với cơ cấu: chính sách tài khoá chiếm 83% tương đương với 291 nghìn tỷ; chính sách tiền tệ chiếm 14% tương đương với 52,5 nghìn tỷ (trong đo có gói cấp bù lãi suất 40.000 tỷ đồng); Hỗ trợ khác chiếm 3%. 

“Giải ngân gói 350.000 tỷ tác động đến lạm phát chủ yếu do sức ép tăng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và lạm phát chuỗi cung ứng. Cơ cấu của gói 350.000 tỷ có nhiều gói nên không gây nên lạm phát do cung tiền. Thêm nữa Ngân hàng Nhà nước có giải pháp và kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ nên nhiều năm qua, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ”, ông Lâm khẳng định.

Mặc dù nhận định cung tiền không gây áp lực cho lạm phát, song ông Lâm thừa nhận, lam phát năm 2022 chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là do cầu tăng mạnh trong khi cung thiếu hụt.

Cụ thể, năm nay, tổng cầu tăng đột biến (do triển khai gói 350.000 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng, các gói kích thích từ năm 2021 thẩm thấu; tiêu dùng của hộ gia đình phục hồi tăng trở lại sau năm 2021 trầm lắng và giảm sâu…).

Trong khi đó, nguồn cung lại thiếu hụt do tình trạng thiếu nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành, đặc biệt nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu.

Ngoài ra, đứt gẫy chuỗi cung ứng thế giới và trong nước khiến cho giá nguyên vật liệu tăng và đứng ở mức cao nhất là giá xăng dầu, giá chất đốt, điện, lương thực, thức ăn chăn nuôi gia tăng… Bên cạnh đó, do thiếu hụt lao động, doanh nghiệp phải tăng lương, dẫn tới tăng chi phí và giá thành sản phẩm.

“Có thể thấy, năm 2022, áp lực lạm phát của kinh tế nước ta xuất phát từ sự kết hợp, cộng hưởng của cả tổng cầu tăng đột biến và nguồn cung khó đáp ứng mức tăng của tổng cầu. Trong đó, yếu tố thứ hai đóng vai trò chính, lớn hơn trong việc gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Nói cách khác, áp lực lạm phát trong năm 2022 của nước ta vừa đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước”, ông Lâm đánh giá.

Mặc dù Chính phủ có nhiều biện pháp để kiểm soát lam phát như; đảm bảo đầy đủ các nguồn cung (xăng dầu, sắt thép…);  điều hành giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ do Nhà nước quản lý đúng thời điểm, đúng liều lượng; Phối hợp điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, song việc kiểm soát lạm phát ở mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, theo chuyên này là không đơn giản. Bởi khi xây dựng mục tiêu lạm phát 4%, chúng ta không thể dự báo được tình hình chính trị thế giới như hiện nay mà chủ yếu dựa trên nền số liệu lạm phát thấp của năm 2021.  

Lạm phát toàn cầu có thể giảm nhiệt trong vòng 1 năm tới, Việt Nam không đáng ngại
Bất chấp giá hàng hóa đang tăng nóng theo chiến sự Nga – Ukraine, các chuyên gia cho rằng, chỉ trong vòng 6 tháng – 1 năm tới, lạm phát toàn cầu sẽ hạ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư