-
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi -
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh
Đầu tư từ lời mời “trải thảm”
Khách sạn Sài Gòn - Thương mại (địa chỉ 19 đường Quang Trung - TP Vinh) tiền thân là khách sạn Thương mại - một trong những tổ hợp kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Nghệ An (gần 90% vốn thuộc sở hữu nhà nước). Do thời gian xây dựng đã lâu, công trình xuống cấp nghiêm trọng, Công ty Thương mại Nghệ An không có vốn đầu tư cải tạo nên UBND tỉnh Nghệ An ra chủ trương kêu gọi đầu tư.
Hưởng ứng lời kêu gọi tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2012 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức, Công ty cổ phần đầu tư Môi trường xanh 27/07 do ông Trần Văn Hồng, hội viên Hội Doanh nghiệp TP.HCM làm giám đốc đã về đăng ký đầu tư thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Tổ hợp Khách sạn Thương Mại Nghệ An với mục tiêu đưa khách sạn này đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Trước đó Công ty cổ phần đầu tư Môi trường xanh 27/07 đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu (Nghệ An), nhưng dự án đã thất bại do UBND tỉnh Nghệ An không thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư khởi công xây dựng nhà máy.
Ngày 30/07/2012, Công ty CP Thương mại Nghệ An (bên A) và Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07 (bên B) đã ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nội dung: Bên A góp vốn bằng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có…; Bên B góp vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, số vốn đầu tư chính thức sẽ được thẩm tra trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công – dự toán của đơn vị tư vấn thiết kế.
Hai bên đồng ý để bên A đứng tên dùng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của liên doanh đầu tư thế chấp vay vốn ngân hàng để bên A kinh doanh và vay hộ bên B 7 tỷ đồng; Trong thời gian liên doanh, bên A ủy quyền cho bên B điều hành hoạt động liên doanh, bên B có quyền quyết định các hoạt động của hợp doanh tại khách sạn; Lợi nhuận được chia theo mức bên B phải nộp khoán cho bên A: năm đầu tiên miễn nộp lợi nhuận, năm thứ 2 nộp 1,2 tỷ đồng, năm thứ 3 nộp 1,7 tỷ đồng, từ năm thứ 4 trở đi mức khoán tăng 05% mức khoán của năm liền kề trước đó…
Hợp đồng cũng ghi rõ thời gian nâng cấp sữa chữa không quá 2 năm (trừ trường hợp bất khả kháng có xác nhận của hai bên). Thời hạn hợp đồng là 19 năm. Trong suốt thời gian liên doanh, bên B được nhân danh bên A trực tiếp điều phối các hoạt động của hợp doanh, được quyền quyết định đề xuất nhân sự để bên A làm thủ tục ký kết hợp đồng lao động, bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, tổ trưởng, kế toán theo đề nghị của bên B để điều hành hoạt động của hợp doanh. Nếu bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải bồi hoàn lại cho bên B bằng 200% tổng giá trị đầu tư mà bên B đã đầu tư vào liên doanh.
Ngày 17/08/2012, Khách sạn Thương mại Nghệ An được đổi tên thành Khách sạn Sài Gòn – Thương mại. Ngày 14/09/2012, ông Trịnh Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty CP Thương mại Nghệ An đã ký quyết định bổ nhiệm ông Trần Văn Hồng làm Giám đốc Khách sạn Sài Gòn – Thương mại (lúc đó và đến bây giờ ông Trần Văn Hồng vẫn đang giữ chức Giám đốc Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07).
Ngày 06/11/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 7883/UBND-XD đồng ý chủ trương nâng cấp các hạng mục tại Khách sạn Sài Gòn – Thương mại, bao gồm: Nâng cấp nhà nghỉ 6 tầng hiện có, xây mới tòa nhà 5 tầng phía sau và đưa khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 85 phòng nghỉ, 4 hội trường lớn, tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Tiếp đó ngày 07/11, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 4446/QĐ.UBND-XD phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, theo đó tổ hợp này có tổng diện tích là 1.384 m2.
Những dấu hiệu rạn nứt
Ông Trần Văn Hồng cho biết: “Ngay sau khi tiếp quản khách sạn và được Sở Xây dựng Nghệ An cấp giấy phép xây dựng ngày 08/03/2013, Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07 đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cải tạo lại toàn bộ các hạng mục đã xuống cấp với kinh phí tính đến nay là hơn 27,8 tỷ đồng. Hạng mục duy nhất đến nay chưa thực hiện được do nhiều yếu tố khách quan là xây mới tòa nhà 5 tầng”.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, từ đầu năm 2015, sau khi công việc cải tạo nâng cấp tòa nhà 6 tầng của khách sạn hoàn thành, Công ty CP đầu tư Môi trường xanh bắt đầu đưa vào khai thác kinh doanh và ngày càng thu hút được đông khách đến nghỉ. Tuy nhiên, ngay trong thời gian công việc nâng cấp, cải tạo công trình chưa hoàn thành, đặc biệt là sau khi Công ty CP Thương Mại Nghệ An được đưa vào danh sách 1 trong 13 doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ An nhà nước cần thoái vốn trong năm 2016, nhiều “đại gia” đưa vào tầm ngắm để thâu tóm, bên phía Công ty CP Thương Mại Nghệ An đã tìm mọi cách gây khó khăn để phá vỡ hợp đồng trước thời hạn.
“Ví dụ như họ dừng việc xuất hóa đơn và yêu cầu chúng tôi phải mua mỗi quyển hóa đơn 50 tờ của họ với giá tiền 44.017.400 đồng. Do nhu cầu cấp bách phải xuất hóa đơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ nên đã có lúc chúng tôi phải chuyển cho Công ty CP Thương mại 290 triệu đồng để lấy 9 quyển hóa đơn. Trước tình hình đó, việc kinh doanh thua lỗ nên phải tạm dừng, khách sạn phải đóng cửa một thời gian và khi cơ quan thuế can thiệp thì việc kinh doanh của chúng tôi mới thực hiện được trở lại”, ông Hồng cho biết.
Ngày 30/06/2015, UBND tỉnh Nghệ An gửi Công văn số 4390/UBND-TM cho Công ty CP Thương mại Nghệ An thông báo về chủ trương thoái vốn nhà nước tại Công ty này, đồng thời đồng ý chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07 theo đề nghị của Công ty CP Thương mại Nghệ An và yêu cầu hai bên họp bàn với nhau để thống nhất việc thanh lý hợp đồng trước thời hạn.
Từ đó đến nay giữa Công ty CP Thương mại Nghệ An và Công ty CP đầu tư Môi trường xanh đã có nhiều cuộc làm việc, gửi nhiều công văn qua lại để giải quyết vấn đề chấm dứt và thanh lý hợp đồng, thế nhưng do những bất đồng về các khoản tiền công nợ giữa hai bên, công tác thẩm định giá trị đã đầu tư của bên B nên vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Mâu thuẫn lớn nhất giữa hai bên là xác định số liệu các khoản nợ phải thanh toán của Công ty CP Môi trường xanh đối với Công ty CP Thương mại và xác định giá trị đã đầu tư của Công ty CP Môi trường xanh vào công trình nâng cấp, sửa chữa khách sạn (Công ty CP đầu tư Môi trường xanh khẳng định tổng giá trị họ đã đầu tư là hơn 27,8 tỷ đồng, nhưng Công ty CP Thương mại lại cho rằng giá trị đã đầu tư cải tạo, nâng cấp chỉ hơn 7 tỷ đồng).
Mâu thuẫn được đẩy cao, căng thẳng tột cùng
Trước tình hình căng thẳng kéo dài, ngày 26/04/2016, ông Trịnh Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty CP Thương mại Nghệ An ký Quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc Khách sạn Sài Gòn – Thương Mại đối với ông Trần Văn Hồng và Quyết định bổ nhiệm ông Đậu Tiến Dũng thay thế, buộc ông Trần Văn Hồng phải bàn giao lại con dấu, tài sản cho Giám đốc mới.
Cũng trong ngày 26/04/2016, ông Trịnh Ngọc Sơn đại diện Công ty CP Thương mại ký đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân TP Vinh với nội dung cáo buộc Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07 vi phạm hợp đồng và đề nghị Tòa án tuyên chấm dứt hợp đồng Hợp tác kinh doanh giữa Công ty CP Thương mại Nghệ An và Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07; đồng thời yêu cầu Công ty CP đầu tư Môi trường xanh 27/07 thanh toán cho Công ty CP Thương mại Nghệ An số tiền là 9.672.278.417 đồng.
Ngày 20/06/2016, Toàn án nhân dân TP Vinh ra Quyết định Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) do Thẩm phán Nguyễn Hữu Thái ký với nội dung: Cấm ông Trần Văn Hồng quản lý, điều hành khách sạn Sài Gòn – Thương mại; Buộc ông Trần Văn Hồng phải bàn giao các tài sản, quyền quản lý, điều hành khách sạn cho Công ty CP Thương mại Nghệ An cho đến khi giải quyết xong vụ án.
Căn cứ theo Quyết định của Tòa án nhân dân TP Vinh, sáng 21/06, cơ quan thi hành án TP Vinh, lực lượng công an và người của Công ty CP Thương mại Nghệ An đã đến lập biên bản yêu cầu ông Trần Văn Hồng thực hiện thủ tục thi hành án. Tuy nhiên đến 2 giờ chiều cùng ngày, ông Trần Văn Hồng lại nhận được Quyết định đình chỉ thi hành án và Quyết định “Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Tòa án TP Vinh, cũng do Thẩm phán Nguyễn Hữu Thái ký.
Sáng 22/06, ông Trần Văn Hồng tiếp tục nhận được thông báo hòa giải của Tòa án TP Vinh với nội dung đề nghị ông Trần Văn Hồng và ông Trịnh Ngọc Sơn đúng 14h ngày 23/06/2016 có mặt tại Tòa án TP Vinh để tham gia phiên hòa giải. Do thời gian từ khi nhận được thông báo đến ngày hẹn quá gần nhau, ông Trần Văn Hồng không chuẩn bị kịp nên đã gửi đơn xin lùi thời gian tổ chức buổi hòa giải đến ngày 20/07/2016.
Thế nhưng, đùng một cái, chiều 27/06/2016, ông Trần Văn Hồng lại nhận được Quyết định Áp dụng BPKCTT của Tòa án TP Vinh (vẫn do Thẩm phán Nguyễn Hữu Thái ký) với nội dung y hệt như Quyết định lần trước đã hủy.
Sáng 28/06, cơ quan thi hành án TP Vinh, lực lượng công an, người của Công ty CP Thương mại và hàng chục nhân viên của Công ty vệ sĩ (do Công ty CP Thương mại Nghệ An thuê) đã đến Khách sạn Sài Gòn Thương mại dùng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Ngày hôm đó ông Trần Văn Hồng đang bận đi công tác ở Hà Nội chưa về kịp nên việc bàn giao con dấu cũng như tài sản của khách sạn không thực hiện được. Mặc dù vậy, Công ty CP Thương mại Nghệ An đã dùng lực lượng vệ sĩ phong tỏa từ cửa ra vào đến tầng 6 khách sạn.
Theo nhiều nhân chứng thì một nhóm người của Công ty CP Thương mại đến quầy lễ tân thu giữ toàn bộ số tiền mặt do khách hàng thanh toán mà không hề lập biên bản bàn giao; Một số người khác đến phòng kế toán của Công ty Môi trường xanh định phá ổ khóa vào thu giữ tài liệu. Rất đông khách nghỉ trọ tại khách sạn, trong đó có hàng chục cháu vận động viên các đội bóng U15 Hà Tĩnh, U15 SHB.ĐN… đang nghỉ trọ để tham gia thi đấu vòng loại Giải bóng đá U15 toàn quốc ngơ ngác không hiểu điều gì đang xảy ra!?
Lực lượng vệ sĩ do Công ty CP Thương mại Nghệ An thuê phong tỏa các lối vao ra khách sạn |
Lực lượng vệ sĩ khóng chế cả người của Công ty Môi trường xanh |
Công ty CP Thương mại đưa người vào tiếp quản quầy lễ tân khách sạn, thu giữ tiền mà không lập biên bản, đuổi nhân viên lễ tân cũ rời khỏi vị trí |
Lực lượng vễ sĩ do Công ty CP Thương mại thuê chốt ở ngay cửa ra vào khách sạn sáng 28/06 |
Việc làm có trái luật?
Luật sư Hoàng Mạnh Dào, người có mặt tại hiện trường chứng kiến và theo dõi vụ việc nhận định: “Quyết định Áp dụng BPKKTT của Thẩm phán Nguyễn Hữu Thái trong trường hợp này là trái với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thứ nhất, bị đơn đang kinh doanh bình thường, không có dấu hiệu bỏ trốn, không có dấu hiệu tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ. Thực tế thì tài sản đang gây tranh cãi mà Tòa án cần làm rõ giữa hai bên tại Khách sạn Sài Gòn – Thương mại là những hạng mục mà Công ty CP đầu tư Môi trường xanh đã đầu tư. Họ đang cần giữ nguyên hiện trạng để chứng minh giá trị đầu tư khi Tòa án mở phiên tòa xét xử, bởi vậy không dại gì họ tẩu tán. Tài sản của bên phía Công ty CP Thương Mại Nghệ An chỉ là Tòa nhà 6 tầng và quyền sử dụng đất, những cái đó không thể mang đi nơi khác tẩu tán được và cũng không nằm trong nội dung tranh chấp giữa hai bên. Bởi vậy Quyết định Áp dụng BPKCTT với lý do bảo vệ chứng cứ, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục sau này là không có cơ sở.
Thứ hai, Quyết định Áp dụng BPKCTT lại buộc ông Hồng và Công ty CP đầu tư Môi trường xanh bàn giao lại toàn bộ tài sản, trong đó có khối tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng mà Công ty này đã đầu tư như hệ thống máy điều hòa, tivi, tủ lạnh, giường trong các phòng nghỉ, bàn ghế, máy vi tính… cho bên phía Công ty CP Thương mại Nghệ An quản lý là điều quá vô lý. Bởi vì, nếu trong thời gian chờ Toàn án mở phiên tòa xét xử, bên phía Công ty CP Thương mại Nghệ An cho hủy hoại, tẩu tán những tài sản mà Công ty đầu tư Môi trường xanh đã đầu tư nhằm mục đích làm giảm giá trị đầu tư của Công ty CP đầu tư Môi trường xanh đã thực hiện để tạo lợi thế thì ai chịu trách nhiệm?”
Người phụ nữ áo đen chỉ tay ra lệnh lực lượng vệ sĩ do Công ty CP Thương mại Nghệ An thuê cấm nhà báo vào trong khách sạn. |
Sau khi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp khách sạn Sài Gòn - Thương mại khá khang trang (hình ảnh do phóng viên chụp vào buổi sáng diễn ra vụ cưỡng chế thi hành án nên không có khách |
Hình ảnh bên ngoài khách sạn Sài Gòn Thương Mại trong buổi sáng diễn ra vụ cưỡng chế thi hành án |
Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến vụ án và tiếp tục thông tin ở các bản tin sau.
-
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3
-
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi -
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh -
Người dân Quảng Ngãi khổ vì dự án dừng, chậm thực hiện -
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở từ thiện nhân đạo trên cả nước -
Tập trung ứng phó bão số 3, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 2: Trên nóng, dưới... kệ trên?
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village