-
Nở rộ lừa đảo đầu tư tài chính trực tuyến -
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC
Thông tin từ Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa ấn định lịch mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 11 bị cáo và 3 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.
Phiên tòa do Thẩm phán Phạm Văn Tuyển làm chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Sau khi bị Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội tuyên án, bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á và bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị xem xét, đánh giá lại bản chất của vụ án và tội danh đối với bị cáo.
Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên tòa sơ thẩm. |
Một số bị cáo khác có đơn kháng cáo, trong đó có Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ; Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế…
Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cũng có đơn kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm tuyên không tịch thu sung công quỹ số tiền được xác định là hưởng lợi bất chính từ việc bán kit xét nghiệm cho các tổ chức, cá nhân không liên quan vụ án.
Cùng với đó, công ty này cũng yêu cầu các tổ chức, đơn vị mua kit xét nghiệm mà không qua thủ tục đấu thầu phải thanh toán tiền cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã ký kết; đề nghị hủy bỏ các biện pháp phong tỏa và hạn chế giao dịch với các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp này và các công ty trong hệ thống của Việt Á không liên quan đến vụ án...
Ngoài ra, mẹ và vợ của Phan Quốc Việt cùng kháng cáo đề nghị hủy bỏ kê biên phong tỏa 54 sổ tiết kiệm có tổng cộng 432 tỷ đồng đứng tên họ, bị cấp sơ thẩm kê biên để đảm bảo thi hành án do đã đánh giá là tài sản có được từ việc bán kit xét nghiệm của Việt Á.
Trước đó, chiều 12/1 vừa qua, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án và tuyên phạt Phan Quốc Việt 29 năm tù về 2 tội danh “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long nhận mức án 18 năm tù; Trịnh Thanh Hùng 14 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc cùng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 1/2024. |
Theo hồ sơ vụ án, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để ứng phó, trong đó có giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai Đề tài nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Nắm bắt chủ trương trên, Phan Quốc Việt đã đặt vấn đề, thống nhất với Trịnh Thanh Hùng để giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu, với mục đích sử dụng kết quả Đề tài để sản xuất, bán thương mại kit xét nghiệm.
Việt đã thỏa thuận về việc chia phần trăm doanh thu của Công ty Việt Á từ việc tiêu thụ kit xét nghiệm; trao đổi, bàn bạc để giúp Công ty Việt Á sử dụng biên bản nghiệm thu Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất, bán ra thị trường, giúp Công ty Việt Á hưởng lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn…
Quá trình thực hiện, Việt đã hối lộ một số quan chức bộ ngành, địa phương, với tổng số tiền khoảng 82 tỷ đồng, để Việt Á được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, hiệp thương kit xét nghiệm với giá 470.000 đồng (gấp 3 lần quy định).
Ngoài ra, để tiêu thụ kit xét nghiệm tại các địa phương với số lượng lớn và được thanh toán theo giá đã nâng khống, Phan Quốc Việt và cấp dưới đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập thực hiện hành vi trái quy định về đấu thầu, ứng hàng sử dụng trước, hợp thức thủ tục, hồ sơ thanh toán sau theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.
Tính đến trước khi vụ án bị phát giác, Việt Á được nhà nước thanh toán gần 6 triệu kit xét nghiệm, tổng số tiền hơn 2.250 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 1.235 tỷ đồng chênh lệch giữa giá bán và giá sản xuất.
-
Phá đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, lôi kéo đầu tư sàn giao dịch chứng khoán -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Sai phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Thanh Hóa -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá