
-
3 dự án bất động sản ở Quảng Nam vi phạm luật đấu thầu
-
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM khuyến cáo đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất
-
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai không bàn bạc với lãnh đạo SCB về phát hành trái phiếu
-
TP.HCM: Dân công sở, doanh nghiệp ở tầng cao chạy xuống sảnh vì nhiều tòa nhà rung lắc
-
Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng vụ tắc kiểm định đối với xe quá khổ, quá tải -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo bày tỏ ăn năn, chủ động khắc phục hậu quả
Sáng 25/7, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội bước sang ngày làm việc thứ tư, xét xử vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và các đơn vị liên quan.
Theo dự kiến, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử sẽ trình bày phần luận tội và quan điểm giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, đầu phiên làm việc, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số tình tiết liên quan tới lời khai về “cam kết” khắc phục hậu quả của bị cáo Trịnh Văn Quyết và gia đình.
![]() |
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng 49 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm. |
Trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Quyết khai, tính riêng phần tiền nộp để khắc phục hậu quả, đến nay bị cáo đã tác động gia đình nộp khắc phục được gần 240 tỷ đồng.
Từ khi khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã liên tục làm việc với Cơ quan điều tra và luôn xin được khắc phục số tiền thiệt hại là trên 700 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị cáo đã làm việc với luật sư, với mong muốn xin dùng các tài sản của mình để khắc phục. Cụ thể, bị cáo đã bán hãng hàng không Bamboo trước để có tiền đền bù và đã thu được 200 tỷ đồng, nộp tiền vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra để khắc phục; còn lại 500 tỷ đồng, đối tác cam kết chuyển về Cơ quan điều tra để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả.
Cựu Chủ tịch FLC cho biết, số tiền này đủ để khắc phục hậu quả của hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” mà bị cáo đã gây ra, với cáo buộc gây thiệt hại 723 tỷ đồng.
Về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trịnh Văn Quyết khai, tháng 8/2022, bị cáo đã bị khởi tố thêm tội danh này, với số tiền cáo buộc đã chiếm đoạt là trên 3.600 tỷ đồng.
Trong thời gian điều tra, bị cáo luôn tìm cách để khắc phục và đã nhiều lần xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần tại Tập đoàn FLC, nhưng đến nay chưa được chấp thuận.
Trước đó, trả lời phần xét hỏi của luật sư, cựu Chủ tịch FLC và vợ đều khẳng định, sẽ dùng toàn bộ tài sản hiện có để khắc phục triệt để hậu quả trong vụ án này.
Theo trình bày của bị cáo Quyết, các tài sản của bị cáo và gia đình hiện đang bị phong tỏa có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó có 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. Nếu được phép bán, sẽ khắc phục hết hậu quả về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cho các bị hại.
Cũng theo bị cáo Quyết, tổng tài sản của Tập đoàn FLC hiện có giá trị hàng tỷ USD, với khoàng 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao, các khu du lịch nghỉ dưỡng, sân gofl và nhiều tài sản khác.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử về tình trạng của các tài sản này, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng thừa nhận, trong các tài sản này có tài sản thế chấp, có tài sản không thế chấp.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, cũng như để Viện Kiểm sát xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, cũng như phương án khắc phục của bị cáo Trịnh Văn Quyết và gia đình, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa.
Phần luận tội đối với các bị cáo và quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện Kiểm sát sẽ được trình bày trong chiều mai, 26/7.
Ngoài ra, các bị cáo còn thực hiện nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xây dựng Faros từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng, sau đó đăng ký là công ty đại chúng, niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HoSE trái quy định, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.

-
3 dự án bất động sản ở Quảng Nam vi phạm luật đấu thầu
-
Người già trong mê cung bẫy tài chính - Bài 4: Gian nan “cuộc chiến” bảo vệ cha mẹ của con cái
-
Bị phạt 16 năm tù vì gây thiệt hại hơn 743 tỷ tiền thuế rồi bỏ trốn
-
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM khuyến cáo đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất
-
Bị cáo Trương Mỹ Lan khai không bàn bạc với lãnh đạo SCB về phát hành trái phiếu -
TP.HCM: Dân công sở, doanh nghiệp ở tầng cao chạy xuống sảnh vì nhiều tòa nhà rung lắc -
Cựu lãnh đạo Công ty Trung Hậu 68 xin giảm nhẹ hình phạt cho nhân viên cấp dưới -
Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng vụ tắc kiểm định đối với xe quá khổ, quá tải -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo bày tỏ ăn năn, chủ động khắc phục hậu quả -
Cựu lãnh đạo Công ty Trung Hậu 68 bị đề nghị 30 năm tù -
Người già trong mê cung bẫy tài chính - Bài 3: Bẫy “boomer” nhắm vào người cao tuổi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh