
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Mở đầu tham luận, Giáo sư Yongrak Choi đã chia sẻ chặng đường phát triển kinh tế - xã hội dựa vào phát triển doanh nghiệp công nghệ của Hàn Quốc. Theo đó, nhờ khoa học và công nghệ, Hàn Quốc đã có bước phát triển thần kỳ, đưa GDP năm 2017 là 1.530 tỷ USD gấp 765 lần so với năm 1960.
Điều giúp Hàn Quốc vươn lên phát triển nhanh chóng là do Hàn Quốc chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ, sở hữu nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và có năng lực chế tạo, nắm bắt công nghệ.
![]() |
Giáo sư Yongrak Choi, Nguyên thành viên Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc chia sẻ tại Diễn đàn |
Hàn Quốc cũng tiến hành tái cấu trúc sản xuất. Trong thập kỷ 60, quốc gia này tập trung vào tài nguyên thiên thiên hay thập kỷ 70 tập trung vào công nghiệp nhẹ và đến nay thành cường cuốc công nghệ...
Lấy ví dụ từ Samsung, Giáo sư Yongrak Choi cho biết, Samsung đã đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, đầu tư nguồn lực lớn để học hỏi công nghệ. Sau 10 năm phát triển, Samsung trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới
Còn Hyundai cũng nhập khẩu mạnh mẽ công nghệ của nước ngoài, chịu khó học hỏi công nghệ lõi từ các nước sau đó phát triển công nghệ cho riêng mình.
Trong khi đó, Posco cũng nhận được sự phát triển mạnh mẽ của Chính phủ về đầu tư ban đầu và hạ tầng. Trong vòng 15 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhiều công nghệ tối tân để sản xuất thép.
Hiện công nghệ thông tin và truyền thông đang là động lực tăng trưởng quan trọng của Hàn Quốc. Ngành này hiện chiếm tỷ trọng 34% trong tổng sản lượng xuất khẩu. Chính phủ đã xác định một số ngành mũi nhọn như viễn thông, bán dẫn, điện thoại di động...
Cùng với đó, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, IoT, Robot, Blockchain... Xác định các chương trình R&D là công nghệ lõi của cách mạng 4.0, quốc gia này định vị được phân khúc, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh...
"Động lực tự thân của các doanh nghiệp tư nhân là đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ và thuê ngoài dịch vụ công nghệ, thức đẩy quá trình học hỏi", Giáo sư Yongrak Choi nói.
Để phát triển mạnh về công nghệ, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư R&D, phát triển nguồn nhân lực, đi đầu trong việc chuyển đổi cấu trúc hệ thống đổi mới... Các chính sách chính gồm: kết hợp quy hoạch công nghệ thông tin dài hạn, ưu đãi tài chính, phát triển các chương trình R&D quốc gia...
Giáo sư Youngrak Choi cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Theo ông,việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở kinh tế hiện nay là cần thiết. Cùng với đó là việc phân tích tính khả thi của các khoản đầu tư trong khoa học công nghệ, thu hút nhân tài cho Chính phủ và tuyển dụng nhân tài.
"Việt Nam cần tích hợp khoa học công nghệ một cách hệ thống vào nền kinh tế và sản xuất công nghiệp; hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính trị cho việc phát triển khoa học công nghệ. Việc đầu tư mạnh tay cho R&D, phát triển nguồn nhân lực và cho rằng quyết tâm là một trong những yếu tố góp phần thành công cho sự phát triển này", Giáo sư khuyến nghị và nhấn mạnh rằng "Cần xác định động lực là sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp".
Tiếp đó, Giáo sư cũng đưa ra khuyến nghị cần thay đổi quan điểm về kinh tế và công nghiệp.
"Chính phủ cần kết hợp tốt với các doanh nghiệp, theo đuổi động lực tăng trưởng dài lâu thay vì ngắn hạn. Đối với ngành kinh doanh mang tính mạo hiểm cao, Chính phủ cần có khoản bảo lãnh tốt để khuyến khích mạo hiểm, vượt qua ngại ngần cho các doanh nghiệp", Giáo sư Yongrak Choi khuyến nghị.

-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên -
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới