-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Vừa qua, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã có quyết định đưa vụ án liên quan tới các hành vi “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Theo đó, Tòa án sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 11/7, dự kiến kéo dài trong 1 tháng. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, giám sát, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xử lý.
Ông Nguyễn Quang Linh thời điểm bị khởi tố. Ảnh: Bộ Công an. |
Trong số 54 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này, có Nguyễn Quang Linh (49 tuổi, cựu Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực). Trước đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã truy tố về tội “Nhận hối lộ”, với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Cáo trạng nêu, từ tháng 1/2021 đến 10/2021, với vai trò là Trợ lý Phó thủ tướng, ông Nguyễn Quang Linh được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt các chuyến bay.
Biết được vai trò của ông Linh, nhiều đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề nhờ xem xét, giúp giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép chuyến bay.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 8/12/2020, Công ty cổ phần Du lịch thương mại Lữ Hành Việt gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ, xin tổ chức các chuyến bay combo đưa công dân Việt Nam hồi hương. Do không được các cơ quan chức năng cấp phép, đầu năm 2021, Nguyễn Tiến Mạnh, Phó giám đốc công ty này đã thống nhất với Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) tìm cách xin cấp phép.
Thông qua giới thiệu của một cán bộ Văn phòng Chính phủ, cuối tháng 1/2021, Kiếm gặp ông Nguyễn Quang Linh tại phòng làm việc để nhờ giúp đỡ, tác động, cấp phép cho Công ty Lữ Hành Việt được tổ chức chuyến bay.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Chính phủ đang thực hiện chính sách giãn cách xã hội, hoãn các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước nên ông Linh nói rằng khi nào có chủ trương nối lại các chuyến bay sẽ thông báo để Kiếm biết.
Khoảng giữa tháng 3/2021, ông Linh chủ động trao đổi với Kiếm sẽ giải quyết cho Công ty Lữ Hành Việt tổ chức 2 chuyến bay để đánh giá về năng lực công ty và thỏa thuận chi phí 10.000 USD/ mỗi chuyến bay. Sau đó, ông Linh hướng dẫn Kiếm chuẩn bị hồ sơ.
Nhận được hồ sơ, ông Linh chuyển cho Nguyễn Tiến Thân, cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt 2 chuyến bay cho Công ty Lữ Hành Việt.
Cuối tháng 3/2021, Kiếm tiếp tục gặp, đặt vấn đề và được ông Linh giúp Lữ Hành Việt phê duyệt thêm 16 chuyến bay.
Trong quá trình điều tra, Hoàng Anh Kiếm khai nhận đã đưa hối lộ cho ông Linh tổng số tiền 320.000 USD để giúp Công ty Lữ Hành Việt được phê duyệt 18 chuyến bay trên. Song, ông Linh khai chỉ nhận 180.000 USD.
Theo Viện Kiểm sát, lời khai của Nguyễn Quang Linh về số tiền đã nhận phù hợp với thỏa thuận giữa Linh và Kiếm là 10.000 USD/chuyến bay. Do đó, cơ quan này xác định, tổng số tiền Nguyễn Quang Linh nhận hối lộ 4 lần của Hoàng Anh Kiếm là 180.000 USD, tương đương trên 4,1 tỷ đồng.
Cũng theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, đầu tháng 4/2021, Nguyễn Mai Anh, chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế cũng đưa 100 triệu đồng cho ông Nguyễn Quang Linh để ông Linh để nhờ giúp trình lãnh đạo phê duyệt nhanh 10 chuyến bay cho Công ty ATA và Công ty Investco.
Cáo trạng xác định, trong vụ án trên, tổng cộng ông Linh đã nhận hơn 4,2 tỷ đồng.
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025