
-
Hải Phòng: Khai trương VinWonders Vũ Yên
-
“Rạng rỡ Hải Phòng” - Cầu truyền hình đặc biệt chào mừng thành phố hợp nhất
-
Hưng Yên: Đặc sắc Lễ hội văn hóa ẩm thực Vũ Thư 2025
-
Hội Nông dân Hà Nội sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
-
Từ năm học 2025 - 2026: Tất cả trẻ em, học sinh trường công lập, dân lập được miễn, hỗ trợ học phí -
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch
Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Đinh Hồng Thái cho biết, hơn 46% sản phẩm OCOP đã tăng sản lượng sau khi được chứng nhận, trong khi doanh thu bình quân của các chủ thể OCOP tăng 30%. Đặc biệt, hơn 50% sản phẩm có giá bán tăng lên, với mức tăng trung bình đạt 17%. Những con số này minh chứng rõ nét cho hiệu quả kinh tế của chương trình.
Bên cạnh đó, chương trình OCOP đã tạo động lực cho các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ tại vùng nông thôn và khu vực khó khăn phát triển. Theo thống kê, 34% chủ thể OCOP đã mở rộng quy mô sản xuất, với 17% lao động là người dân tộc thiểu số sinh sống tại miền núi và các khu vực khó khăn.
![]() |
Sản phẩm OCOP, làng nghề của TP. Hà Nội tham dự Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano. Ảnh: VGP |
Tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế (AF L'ARTIGIANO 2023) diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia (từ ngày 30/11 - 8/12/2024), ông Enrico Brambilla Tổng thư ký Liên đoàn thủ công mỹ nghệ Milan (APA Confartiginato Imprese Milano Monza e Brianza) đã đánh giá cao sự tham gia trở lại của Việt Nam, nhấn mạnh các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh là gốm sứ và các sản phẩm lụa, khảm trai, sơn mài, sản phẩm quà tặng… trong thời gian tới sẽ phối hợp và hỗ trợ Việt Nam tham gia Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano năm 2025.
Ông cho rằng sản phẩm làng nghề của Việt Nam là kho báu vô giá phản ánh giá trị văn hóa và tinh thần của người Việt Nam cần được quảng bá hơn nữa để thế giới hiểu biết hơn về văn hóa và sản phẩm của Việt Nam. Với những kinh nghiệm lão luyện của người nghệ nhân, ông đã đi Việt Nam rất nhiều và nhận thấy các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam nên tập trung phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công. Ngoài ra Việt Nam cần chú trọng đào tạo giới trẻ nối tiếp nghề thông qua các khóa học thiết kế thế giới để khi trở về Việt Nam họ có thể kết hợp với các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm truyền thống mang khuynh hướng đổi mới sáng tạo, phù hợp thị hiếu tiêu dùng…
Có thể thấy, sản phẩm OCOP không chỉ giúp tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương. Sự tham gia của các hợp tác xã đã giúp đảm bảo tính bền vững, đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Theo thông tin từ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ngày 11/12/2024 tới sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng cao, sức cạnh tranh tốt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
100 sản phẩm xuất sắc nhất sẽ được trao giải, gồm 75 sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, 10 sản phẩm dược liệu và chế phẩm dược liệu, 13 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, và 2 sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch. Những sản phẩm này mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Lễ tôn vinh cũng đánh dấu sự khởi động Tháng hành động vì hợp tác xã và phát động Năm quốc tế hợp tác xã 2025. Đây là cơ hội để nâng cao nhận thức về vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội và truyền cảm hứng cho các mô hình hợp tác xã trên toàn cầu.
Các sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng về chủng loại, từ thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ đến du lịch và dược liệu. Điều này cho thấy khả năng sáng tạo và năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường của các hợp tác xã. Đặc biệt, OCOP đã trở thành cầu nối quan trọng giúp các hợp tác xã tiếp cận chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Chương trình còn hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, giúp sản phẩm dễ dàng thâm nhập vào thị trường khó tính như EU, Nhật Bản và Mỹ.
Dù đạt nhiều thành tựu, các hợp tác xã OCOP vẫn đối mặt với không ít thách thức. Việc mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ và vay vốn của hợp tác xã còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các sản phẩm quốc tế cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân nhấn mạnh, việc hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là Luật hợp tác xã sửa đổi, sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hợp tác xã phát triển. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị để các hợp tác xã OCOP phát huy tối đa tiềm năng.

-
Hội Nông dân Hà Nội sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7 -
Đồng Tháp công bố hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024 -
Từ năm học 2025 - 2026: Tất cả trẻ em, học sinh trường công lập, dân lập được miễn, hỗ trợ học phí -
Herbalife cùng các cổ động viên đồng hành, tiếp lửa cho những cô gái vàng của bóng đá Việt Nam -
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch -
Hà Nội công bố giá vé liên thông xe buýt, tàu metro -
Trải nghiệm hè rực rỡ với kỳ nghỉ “staycation” tại Hà Nội Daewoo
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh