
-
Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng tăng 130 bậc trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025
-
Minh Việt Graduate Connections: Nơi chắp cánh cho giấc mơ du học cao học
-
TP.HCM: Sắp diễn ra giải đi bộ, chạy bộ “Tự hào thành phố tôi yêu”
-
Bác như lặng người trước biển đảo quê hương -
Lãnh đạo Hà Nội Metro phản hồi về sự cố chảy nước điều hòa trên toa tàu
![]() |
Ảnh minh họa |
Tăng cơ hội cho thí sinh?
Một số ý kiến cho rằng, việc có nhiều phương án tuyển sinh có thể khiến thí sinh “loạn”, khiến chất lượng đầu vào bị ảnh hưởng. Ngược lại, theo một số ý kiến, khi có nhiều phương án tuyển sinh, các trường sẽ chọn được thí sinh có chất lượng tốt hơn, vì tạo được nhiều cơ hội cho những thí sinh có năng lực đặc thù khác nhau tham gia xét tuyển vào trường.
Đại diện Trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội nêu quan điểm, việc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển giúp các trường đa dạng hóa nguồn tuyển sinh và tăng cơ hội vào đại học cho thí sinh. Mỗi trường và mỗi phương thức xét tuyển sẽ có các tiêu chí khác nhau để bảo đảm chất lượng đầu vào.
Một lãnh đạo của Trường đại học Kinh tế quốc dân cho hay, trước đây, các trường đại học thường tuyển sinh bằng một phương thức, nhưng cách này đôi khi làm mất cơ hội lựa chọn của người học. Trên thực tế, mỗi thí sinh có năng lực khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào điểm của một kỳ thi với tổ hợp 3 môn thì chưa thể đánh giá được toàn diện thí sinh.
Đề cập vấn đề chất lượng nguồn tuyển khi áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, theo lãnh đạo Trường đại học Kinh tế quốc dân, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở đào tạo và các trường phải đưa ra tiêu chí xét tuyển phù hợp.
Với những trường có chất lượng đào tạo tốt, mức độ cạnh tranh cao, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển luôn gấp nhiều lần chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Những cơ sở đào tạo này thường phát triển nhiều phương thức tuyển sinh để đa dạng hóa nguồn tuyển và chất lượng nguồn tuyển ngày càng tốt hơn.
Công khai thông tin
Theo ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhiều năm nay, hầu hết các trường đại học đều sử dụng các phương thức tuyển sinh khác nhau. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trường nào sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh trong cùng một ngành, thì phải giải trình được điều đó và giải thích chỉ tiêu cho từng phương thức cũng như công khai điểm thi cho từng phương thức.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích, từ năm 2021 trở về trước, dù có nhiều phương thức tuyển sinh, nhưng khoảng 55% thí sinh trúng tuyển đại học căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT, khoảng 35% trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT; các phương thức còn lại chiếm dưới 10%.
“Việc sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau mang lại nhiều quyền lợi cho thí sinh và không lo lắng về chất lượng nguồn tuyển, vì các trường phải có trách nhiệm giải trình với xã hội” ông Nghệ nhấn mạnh.
Thông tin rõ hơn về việc này, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, ngoại trừ những trường thi tuyển bằng các môn năng khiếu, năm nay, có tới 90% chỉ tiêu vẫn được xét tuyển theo 2 phương thức xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT; chỉ khoảng 10% chỉ tiêu được dành cho các phương thức khác. Vì thế, cơ hội của thí sinh vẫn rất lớn và việc có nhiều phương án cũng không ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào của thí sinh.
Với xu thế tuyển sinh như những năm gần đây, theo bà Thủy, dần dần cách đánh giá năng lực của thí sinh để vào các lĩnh vực đào tạo ở bậc cao hơn chắc chắn sẽ có sự phân biệt nhằm phù hợp với yêu cầu của mỗi trường, chứ không chỉ dừng lại ở việc xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đó là xu thế của tương lai, còn thời điểm hiện tại, việc tuyển sinh cơ bản vẫn giữ ổn định.
Để công tác tuyển sinh bảo đảm hiệu quả, công bằng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công khai thông tin xét tuyển của các phương thức để thí sinh đăng ký.
Bên cạnh đó, các trường cần công khai đề án, kế hoạch tuyển sinh theo đúng quy chế. Đồng thời, xác định và giải trình về các phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển theo yêu cầu của ngành đào tạo; xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng đầu vào cũng như chịu trách nhiệm giải trình với bên liên quan.
Quy chế tuyển sinh cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo phải bảo đảm nguyên tắc giữ ổn định đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bãi bỏ thì phải có lộ trình. Chẳng hạn, không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành mỗi năm; không gây xáo trộn việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường.

-
Bác như lặng người trước biển đảo quê hương -
Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm học 2025 - 2026 -
Lãnh đạo Hà Nội Metro phản hồi về sự cố chảy nước điều hòa trên toa tàu -
Cả nước hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025 -
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cả cuộc đời vì nước, vì dân -
Bức huyết thư gửi tới Bác Hồ của người tử tù chỉ huy biệt động Sài Gòn -
Hà Nội chủ động phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao