Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Đa dạng sản phẩm làng nghề tại hội chợ xúc tiến thương mại huyện Thạch Thất
N.L - 12/04/2024 17:50
 
Với địa thế thuận lợi về giao thông, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế làng nghề và công nghiệp, hiện Thạch Thất có trên 2000 doanh nghiệp với gần 17 nghìn hộ sản xuất kinh doanh.

Tiếp nối thành công của các chương trình xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hoá địa phương trong thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, ngày 11/4/2024 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương cùng với sự kiện Lễ khai hội truyền thống chùa Tây Phương và kỷ niệm 10 năm đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (2014 - 2024); Kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô - Kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện (1954 - 2024). 

Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Linh)

Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố Hà Nội cho biết, hội chợ được diễn ra từ ngày 11/04 đến hết ngày 15/4/2024 tại khu vực chùa Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

“Đặc biệt, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, Hội chợ còn tổ chức những không gian trình diễn sản phẩm, các hoạt động văn hóa truyền thống như múa rối nước, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, cùng các hoạt động quảng bá du lịch kết hợp cùng những sắc hoa rực rỡ mang đến những trải nghiệm, dấu ấn khó quên” ông Dương nhấn mạnh.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, toàn huyện đến nay đã có 162 sản phẩm OCOP. Nhiều năm gần đây, các sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất đã được giới thiệu rộng rãi tại các lễ hội du lịch, hội chợ, làng nghề của Hà Nội và được du khách trong nước và quốc tế biết đến. 

Với những lợi thế trên, Thạch Thất đã phát triển du lịch địa phương một cách hiệu quả và được rất nhiều du khách biết đến, đánh giá cao. Hàng năm, những khu du lịch, khu sinh thái này đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước tham quan, nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất. (Ảnh: Nguyễn Linh)

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, với gần 200 gian hàng sản phẩm làng nghề của các xã trong huyện và các vùng miền trong nước, đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh gặp gỡ giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, phát triển sản xuất, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong nước, thành phố và huyện đến người tiêu dùng.

Những năm gần đây, các sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất đã được giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế thông qua các lễ hội du lịch, hội chợ của TP Hà Nội. “Vì vậy Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hoá địa phương đã tạo điều kiện cho Thạch Thất  phát triển du lịch kết hợp bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống.”, ông Hồng khẳng định.

Về phía doanh nghiệp, ông Vũ Xuân Hưng, đại diện Công ty TNHH Yến sào Kon Tum chia sẻ: “Với mục tiêu tăng cường tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua việc tham gia các hội chợ, tôi mong muốn đưa sản phẩm yến sào đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và hình thức phù hợp, các sản phẩm Yến chưng Kon Tum, Yến tinh chế và nước Yến Sâm Kon Tum của Công ty đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh”.

Lãnh đạo các đơn vị tham quan gian hàng tại hội chợ. (Ảnh: Nguyễn Linh)

Ông Hưng cũng hy vọng, sau khi tham gia hội chợ Công ty sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ tại địa phương mà còn trên toàn quốc. Đồng thời, việc tham gia vào các hội chợ cũng giúp Công ty nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thị trường, từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả.

Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ còn tổ chức những không gian trình diễn sản phẩm, các hoạt động văn hóa truyền thống như múa rối nước, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, cùng các hoạt động quảng bá du lịch kết hợp cùng những sắc hoa rực rỡ mang đến những trải nghiệm, dấu ấn khó quên

Sắp diễn ra Lễ hội Đặc sản bản địa Làng nghề truyền thống Việt Nam
Lễ hội được tổ chức nhằm phục vụ những sản phẩm đặc sản các vùng miền tới người tiêu dùng nhân dịp lễ tết cuối năm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư