
-
Dự án Khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt vẫn chờ thẩm định
-
Sau chuyến thị sát của lãnh đạo tỉnh, vướng mắc Khu công nghiệp Nam Pleiku đã được gỡ
-
Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Phần lớn dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong gặp vướng mắc về mặt bằng -
Khánh Hòa nghiên cứu thu hút đầu tư Dự án tuyến đường sắt nối cảng biển Cà Ná
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân. Ảnh: VGP |
Liên quan đến vấn đề tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trao đổi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công thương đã nghiên cứu, rà soát, báo cáo lên Chính phủ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở được sự đồng ý về mặt chủ trương của Trung ương và gần đây Quốc hội cũng đã thống nhất nội dung này.
Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan và Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ.
Về cơ sở pháp lý, theo ông Tân, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua Luật Điện lực sửa đổi, trong đó có nội dung liên quan đến việc phát triển điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, trong tuần này, Chính phủ họp đã thông qua dự kiến và sẽ báo cáo với Quốc hội để sửa đổi Luật về năng lượng nguyên tử, cũng là một cơ sở liên quan đến các vấn đề nội dung cơ bản, liên quan đến công nghệ, vấn đề an toàn trong phát triển điện hạt nhân.
Cùng với đó, có các hệ thống pháp luật khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng, an toàn, bảo vệ môi trường… “Với hành lang như vậy thì cơ bản đã đầy đủ các cơ sở pháp lý để triển khai”, ông Tân cho hay.
Bộ Công thương cũng đã tham mưu với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân và Tổ công tác để tiếp tục khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
Ban chỉ đạo dự kiến do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và một Phó trưởng ban là Phó thủ tướng Chính phủ. Các thành viên gồm các Bộ trưởng các ngành có liên quan. Tổ công tác thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo và dự kiến sẽ gồm đại diện của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học về phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng Tổ công tác sẽ là Bộ trưởng Bộ Công thương. Đây là thiết chế để triển khai, thực hiện.
Ngoài ra, để có thể triển khai được, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công thương sẽ sớm trình các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điện VIII. Đây là một cơ sở pháp lý cơ bản trong vấn đề cụ thể hóa chủ trương của Quốc hội, của Trung ương.
Bộ cũng sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để lựa chọn chủ đầu tư triển khai thực hiện nhà máy điện hạt nhân. Việc lựa chọn chủ đầu tư là một nội dung rất quan trọng, vì đây là chủ thể rất đặc biệt tổ chức triển khai toàn bộ quá trình liên quan, từ nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và vận hành nhà máy điện.
Đối với địa phương, Bộ Công thương đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu và sớm tạo điều kiện có mặt bằng sạch cũng như tạo được sự đồng thuận của người dân địa phương để thuận lợi nhất cho quá trình triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, dự án sẽ đem lại 3 lợi ích lớn.
Thứ nhất là tạo ra nguồn năng lượng nền, sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn kép trong xu thế phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Đây là điều kiện tốt đảm bảo lợi ích liên quan đến an ninh năng lượng cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn kép.
Thứ hai là có nguồn năng lượng an toàn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, không chỉ ở Ninh Thuận mà còn vùng xung quanh và đáp ứng nhu cầu toàn quốc. Thậm chí, với sự phát triển mạnh về năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sạch, có thể hướng tới xuất khẩu trong tương lai.
Thứ ba là tạo động lực để Việt Nam có một nền công nghệ, khoa học cao, đặc biệt là khoa học năng lượng nguyên tử. Đây là khoa học nền tảng và tương lai còn phát triển, kéo theo cả một ngành công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cao để phát triển đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, điểm thuận lợi là đã đạt được sự đồng thuận rất cao. Bên cạnh đó, dự án đã có quá trình chuẩn bị nhất định trước đây cũng là một thuận lợi rất lớn.
Thách thức đối với dự án là việc lựa chọn công nghệ đảm bảo an toàn, đạt được các tiêu chuẩn theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, các khuyến cáo của các cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta sẽ từng bước thận trọng thực hiện được việc này. Hiện nay, công nghệ rất tiên tiến, có rất nhiều công nghệ mới và đảm bảo an toàn ngày càng cao”, ông Tân khẳng định.
Về tổng mức đầu tư, ông Tân cho biết con số dự kiến sơ bộ chưa phải chính xác, nhưng chắc chắn là hàng tỷ USD, tùy thuộc quy mô, vị trí, yêu cầu công nghệ, an toàn.

-
Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Phần lớn dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong gặp vướng mắc về mặt bằng
-
Khánh Hòa nghiên cứu thu hút đầu tư Dự án tuyến đường sắt nối cảng biển Cà Ná
-
Khẩn trương giải phóng mặt bằng 2 dự án điện hạt nhân -
Kiến nghị sửa đổi tiêu chí để thu hút nhà đầu tư làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Đồng thuận đầu tư PPP mở rộng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe -
4.927,9 tỷ đồng xây tuyến đường tại Hưng Yên; Đề xuất cụm dự án điện gió 317 triệu USD -
Quảng Trị đánh giá tổng thể tình hình thu hút đầu tư vào các khu kinh tế -
Hà Nội duyệt phương án 3 nút giao trọng điểm Vành đai 3,5 -
Dự án đường ven biển tại tỉnh Quảng Trị còn nhiều vướng mắc mặt bằng
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam