-
Ngày 14/12, Bình Phước công bố quy hoạch và khởi công hàng loạt dự án quan trọng -
Quảng Trị chỉ đạo hỏa tốc bàn giao mặt bằng dự án sân bay 5.800 tỷ đồng -
Thành lập Khu Công nghệ cao Hà Nam -
Quảng Ngãi chi 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh -
Nghiên cứu tối ưu hóa vị trí nhà ga của tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng được bố trí tại 10 vị trí không liền kề
Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận |
Vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường
Được bổ sung vào tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ tám, Tờ trình về việc tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (Dự án) vừa được Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội.
“Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Nêu cơ sở thực tiễn, Phó thủ tướng nói, hiện nay, điện hạt nhân ngày càng được nhiều nước quan tâm và tiếp tục phát triển trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng. Tính đến cuối tháng 8/2024, trên thế giới có 415 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành (tổng công suất lắp đặt 373.735 Mwe) và 62 lò đang được xây dựng (tổng công suất khoảng 64.971 Mwe).
Bên cạnh 32 nước đang sở hữu và vận hành các nhà máy điện hạt nhân, 20 quốc gia khác đang xem xét phát triển để đáp ứng nhu cầu năng lượng, hiện thực hóa các cam kết khí hậu.
“Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, tổng công suất hệ thống điện hiện nay khoảng 80 GW, cần tăng thêm khoảng 70 GW đến năm 2030 và 400 - 500 GW đến năm 2050”, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu.
Theo Phó thủ tướng, phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng được nhiệm vụ kép: vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường. Chi phí sản xuất trung bình của điện hạt nhân có thể cạnh tranh được với các nguồn điện truyền thống khác.
Tác dụng nữa được Phó thủ tướng đề cập là phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.
Phó thủ tướng nêu rõ, quan điểm phát triển điện hạt nhân là vì mục đích hòa bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Quan điểm tiếp theo là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Phát triển điện hạt nhân gắn với phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng quốc gia.
Về địa điểm, theo Tờ trình, việc sử dụng các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận đã được nghiên cứu trước đây để phát triển, xây dựng điện hạt nhân trong thời gian tới là rất thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân và đưa nội dung này vào Nghị quyết Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam gắn với nhiệm vụ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý phù hợp về điện hạt nhân, rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến điện hạt nhân.
Đề nghị tiếp theo từ cơ quan thẩm tra với Chính phủ là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nâng cao năng lực trong nước để nội địa hoá thiết bị điện hạt nhân. Thực hiện tuyên truyền, thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật hiện hành.
Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ
Theo thông lệ, các nội dung Chính phủ trình đều được Quốc hội thảo luận. Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, do thời gian kỳ họp không còn nhiều, nội dung trình Quốc hội đều là những vấn đề cấp thiết và đã được cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương. Do vậy, sẽ không bố trí thảo luận và sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định những nội dung cần thiết trong nghị quyết chung của Kỳ họp thứ tám.
Mặc dù vậy, tái khởi động dự án điện hạt nhân là vấn đề được đại biểu quan tâm đề cập từ khi thảo luận Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo) ở kỳ họp này.
Theo đại biểu Hoàng Đức Chính (Hoà Bình), việc đưa điện hạt nhân vào Dự thảo thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng (khoảng 10%/năm) và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Các dự án điện hạt nhân đảm bảo cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất, nhất là đối với các ngành sản xuất công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định.
Để phát triển điện hạt nhân bền vững, đại biểu Chính đề nghị Dự thảo xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân, tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới.
Ngoài ra, cần bổ sung những quy định về quản lý chất thải phóng xạ và các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện các dự án nhà máy điện hạt nhân. Điều này nhằm tránh những lo ngại của người dân và tăng sự đồng thuận trong xã hội. Cùng với đó, bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện hạt nhân.
Nhấn mạnh phát triển điện hạt nhân hiện nay là một trong những xu thế của thế giới, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết, một số nước trên thế giới từng đóng cửa điện hạt nhân đã tái khởi động do nhu cầu sử dụng điện rất lớn. Đối với Việt Nam, đại biểu Hòa cho rằng, cũng cần tái khởi động dự án điện hạt nhân.
“Chúng ta sử dụng điện than và loại này không thân thiện với môi trường, trong khi chúng ta cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chỉ có phát triển điện hạt nhân mới có thể đảm bảo được nhu cầu năng lượng của quốc gia”, ông Hòa nói.
Là đại biểu ở nơi được chọn xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân đạt hiệu quả cao.
Vẫn theo đại biểu Hương, với tiềm năng về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo, Ninh Thuận đã được Chính phủ xác định là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. “Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược phát triển điện, cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm công nghiệp xanh, sạch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho tỉnh Ninh Thuận cũng như cho quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới”, vị đại biểu Ninh Thuận đề nghị.
Hồi âm ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nói, các nguồn điện truyền thống không có dư địa để phát triển nữa, thủy điện đã hết, điện than không phát triển được, năng lượng mặt trời thì có giờ và nếu phải tính cả đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện cũng không rẻ hơn. Kể cả lưu trữ điện thì cũng không thể nào tăng gấp 7 lần công suất hiện nay bằng năng lượng tái tạo.
“Cho nên, điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới trong tương lai dứt khoát phải có, nhưng để có trên thực tiễn, thì ngay từ bây giờ, trong luật phải được đề cập. Những gì quy định được rõ trong luật thì quy định, nếu chưa rõ thì trao quyền đó cho Chính phủ quy định và có những bước đi cụ thể. Có như vậy thì sau 10 năm mới có dự án điện hạt nhân”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Theo nghị trình, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được bấm nút vào chiều 30/11, còn việc tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được đưa vào nghị quyết chung của Kỳ họp thứ tám, thông qua vào phiên bế mạc (cuối chiều 30/11).
Tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2), mỗi nhà máy có 2 tổ máy, với tổng vốn đầu tư khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập Dự án vào cuối năm 2008). Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Theo dự kiến, khởi công Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.
Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
-
Đà Nẵng cần bao nhiêu vốn để xây Khu thương mại tự do? -
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa -
TP.HCM ra tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, gỡ vướng cho loạt đất vàng -
Quảng Nam: Cần hơn 1.340 tỷ đầu tư 7 dự án khu dân cư, khu tái định cư -
Giải tỏa điểm nghẽn trong triển khai dự án PPP -
Kết quả kiểm tra trước khi khai thác tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững