
-
Kon Tum thu hồi đất của Công ty Sài Gòn Măng Đen thuê
-
Hoạt động thuyền máy ở hồ Xuân Hương (Đà Lạt) chưa đảm bảo pháp luật về di sản
-
Quảng Ninh cấm biển từ 12h ngày 10/8/2022
-
Hải Phòng thông báo cho gần 3.000 phương tiện trên biển chủ động ứng phó bão số 2
-
Hải Phòng và Quảng Ninh xử lý hàng nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại -
Điều tra, mở rộng hành vi rửa tiền trong các vụ án cho vay nặng lãi
![]() |
Khu đất 2 mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Tri Phương (nằm ngay trước cổng ra vào Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng) đã “ngâm” trên dưới 20 năm. Ảnh: Nguyễn Toàn |
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thời gian qua, UBND TP. Đà Nẵng đã giao chính quyền các quận huyện, cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng liên tục rà soát các dự án “treo”.
Năm 2021, đầu năm 2022 đến nay, toàn TP. Đà Nẵng đã rà soát trên 50 dự án, khu đất “treo”. “Chúng tôi sẽ trình thành phố điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án này. Dự án không khả thi thì sẽ thu hồi người dân tiếp tục thực hiện các quyền của họ”, ông Vinh nói.
Ông Vinh cho rằng, theo quy định của pháp luật, dự án quá 3 năm mà chưa triển khai thì sẽ được rà soát, điều chỉnh và đề xuất thu hồi nếu không khả thi.
Thực tế, theo ông Vinh, tại Đà Nẵng có nhiều khu đất chưa được giao cho các chủ đầu tư, nên khi nhà nước thu hồi thì không phát sinh nghĩa vụ tài chính.
Còn những khu đất đã giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, theo quy định của pháp luật, nếu chậm triển khai sẽ được gia hạn 24 tháng. Sau thời gian gia hạn đó, chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi và không bồi thường về đất và tài sản trên đất. “Mặc dù pháp luật quy định như vậy như ở đây còn liên quan đến quyền về tài sản của chủ đầu tư, người dân”, ông Vinh nói.
Mặt khác, thực tế rà soát các dự án cho thấy có phát sinh một số trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng vì do lý do bất khả kháng, như thiên tai, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác như do thủ tục, hồ sơ pháp lý chưa đủ điều kiện để thực hiện dự án.
“Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao tham mưu quy định cụ thể lý do bất khả kháng khác để xem xét một cách hợp tình, hợp lý đối với các dự án chậm triển khai; còn những dự án mà nhà đầu tư cố tình không đưa đất vào sử dụng sau khi được gia hạn thì xem xét xử lý theo quy định”, ông Vinh cho hay.
Thực tế, Đà Nẵng có những khu đất “ngâm” hàng chục năm qua. Các khu đất này nằm trong lòng thành phố, gây nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị và lãng phí tài nguyên đất đai. Điển hình là khu đất 2 mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Tri Phương (nằm ngay trước cổng ra vào Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng) đã “ngâm” trên dưới 20 năm, mà Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã phản ánh.

-
Hải Phòng và Quảng Ninh xử lý hàng nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại -
Điều tra, mở rộng hành vi rửa tiền trong các vụ án cho vay nặng lãi -
Mắc kẹt tại dự án của Công ty TNHH Chí Thành -
Công ty cổ phần Đức Bảo An nợ 1,7 tỷ đồng tiền sử dụng đất -
Trốn thuế, một giám đốc bị Công an Hà Tĩnh truy tố -
Dấu hiệu vi phạm tại Công trình thủy lợi Suối Đá -
Loạt hạng mục Thủy điện Nam Vao 2 được duyệt không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
-
Cụm trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt được vinh danh tại Giải thưởng Môi trường Việt Nam
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”