
-
Tầm quan trọng của sức khỏe tổng thể tại nơi làm việc số
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 6/12/2023
-
Không xuất hóa đơn điện tử, cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị xử lý
-
Hòa Phát cung cấp ra thị trường 709.000 tấn thép trong tháng 11/2023
-
Dệt may, sắt thép… chuyển đổi sản xuất xanh hơn -
Nới niên hạn toa xe, đầu máy cho “ông lớn” ngành đường sắt
Ngày 25/11, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Tiên Hồng cho biết, Sở đã ban hành văn bản gửi Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp và UBND các quận, huyện về việc hướng dẫn tạm thời quy trình xử lý khi phát hiện F0 tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Tiên Hồng, các cơ sở kinh doanh phải thực hiện và chuẩn bị nhiều phương án phòng chống dịch; trong đó cần xây dựng quy trình xử lý các tình huống phát hiện F0, F1, nghi mắc COVID-19; tình huống được thông báo có F0, F1 từng đến cơ sở kinh doanh theo các quy định, hướng dẫn hiện hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm; bố trí khu vực cách ly đảm bảo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, cơ sở sản xuất kinh doanh cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động; rà soát, thiết lập hệ thống camera tại những nơi tập trung đông người để truy vết khi cần thiết; thành lập Tổ Y tế, Tổ COVID-19 doanh nghiệp; thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch. Người lao động được theo dõi sức khỏe hàng ngày, xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại đơn vị ngay khi phát hiện có triệu chứng hoặc ghi nhận có yếu tố dịch tễ liên quan.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng đang tăng tốc xét nghiệm nhằm kiếm soát dịch bệnh. |
Cơ sở sản xuất có phương án quản lý, yêu cầu người lao động cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi lưu trú. Người lao động tiếp xúc với F0/người nghi ngờ là F0, có yếu tố dịch tễ, có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải báo ngay cho Tổ Y tế, Tổ COVID-19 doanh nghiệp, người có trách nhiệm tại cơ sở sản xuất kinh doanh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Quy trình xử lý khi phát hiện người mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP. Đà Nẵng bắt buộc phải trải qua 7 bước. Cụ thể là phải thông tin, báo cáo, xử lý ban đầu; trung tâm y tế quận, huyện trên địa bàn tổ chức đoàn làm việc với cơ sở sản xuất, kinh doanh để kiểm soát dịch; cơ sở sản xuất, kinh doanh phối hợp thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; tổ chức xét nghiệm; xử lý các F1, các trường hợp liên quan.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập danh sách người lao động là F1, F2, các trường hợp khác không có mặt tại cơ sở sản xuất kinh doanh, thông báo cơ sở y tế nơi người lao động đang cư trú để xử lý theo quy định; khử khuẩn khu vực F0 đang làm việc, sinh hoạt …
Sở Y tế TP.Đà Nẵng đề nghị, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở để phối hợp, giải quyết; đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Theo thống kê, từ ngày 16/10 đến sáng 25/11, Đà Nẵng ghi nhận 660 ca mắc COVID-19, trong đó 77 ca về từ tỉnh, thành phố khác. Các cơ sở y tế trên địa bàn TP.Đà Nẵng đang điều trị 465 bệnh nhân mắc COVID-19.

-
Không xuất hóa đơn điện tử, cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ bị xử lý -
Hòa Phát cung cấp ra thị trường 709.000 tấn thép trong tháng 11/2023 -
MobiFone là “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023 -
TTC Logistics đồng hành cùng Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 -
Dệt may, sắt thép… chuyển đổi sản xuất xanh hơn -
Nới niên hạn toa xe, đầu máy cho “ông lớn” ngành đường sắt -
Muốn gỡ nghĩa vụ thuế bất hợp lý cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị phương án hiếm gặp
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024
-
Đèn Led cao cấp KingLux mang đến cái nhìn mới về đèn và sử dụng ánh sáng
-
Vừa mua 3 công ty của Mỹ, FPT lại tiếp tục mua công ty tư vấn của Pháp
-
BASF truyền đam mê khoa học cho học sinh qua hai thí nghiệm trực tuyến mới
-
Ra mắt tủ điện SIVACON S4 trong xu hướng phát triển xanh và bền vững
-
BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp