
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ
-
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
-
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố báo cáo đánh giá chuyển đổ số của các bộ ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương năm 2020.
Theo đó, Bộ chỉ số chuyển đổi số (DTI) được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố gồm 3 cấp là chỉ số chuyển đổi số (CĐS) cấp tỉnh, chỉ số CĐS cấp bộ và chỉ số CĐS cấp quốc gia.
Trong đó, Chỉ số CĐS cấp tỉnh được cấu trúc theo 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mỗi trụ cột gồm 7 chỉ số chính: chuyển đổi nhận thức, đánh giá về kiến tạo thể chế, đánh giá về phát triển hạ tầng và nền tảng số, đánh giá về thông tin và dữ liệu số, đánh giá về hoạt động CĐS, đánh giá về an toàn an ninh mạng, đánh giá về đào tạo và phát triển nhân lực. Mỗi chỉ số chính có những chỉ số thành phần khác nhau và trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí.
Kết quả xếp hạng DTI cấp tỉnh năm 2020 cho thấy Thành phố Đà Nẵng vươn lên dẫn đầu, kế đến là Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP.Hồ Chí Minh…
![]() |
Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP. |
Theo Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, đưa Thành phố thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước.
Về phát triển chính quyền số, 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4, 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4, được cung cấp trên nhiều nền tảng, hỗ trợ trên thiết bị di động; 100% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở; mỗi người dân, doanh nghiệp đều có tài khoản định danh điện tử, được xác thực điện tử và có dữ liệu số để giao dịch, sử dụng dịch vụ công, thông tin, tiện ích của thành phố.
Đến năm 2025, kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP thành phố Đà Nẵng; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; có 3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, ít nhất 5 doanh nghiệp doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm…
Mục tiêu đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh; thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước. Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; có 5 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, với ít nhất 10 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm…
-
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD -
VNPT đồng hành cùng tỉnh An Giang, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện -
Phó giám đốc NIC: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần “vốn mồi” từ nhà nước
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng