
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
Sáng 25/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” và gắn với thực hiện Chỉ thị 43-CT/TU về văn hóa, văn minh đô thị.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, sau 20 năm triển khai thực hiện các Chương trình, hầu hết các nhiệm vụ được giao đều đạt được những kết quả tích cực, mang lại thương hiệu cho thành phố, nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần cho người dân.
Nếu như năm 2000, toàn thành phố có 850 hộ đói, sau 2 năm tập trung nguồn lực hỗ trợ đã cơ bản xóa hết hộ đói. Năm 2009, chuyển sang thực hiện mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo”. Thành phố đã cơ bản xóa không có người mù chữ. Đến năm 2009, chuyển sang mục tiêu “Không có học sinh bỏ học”.
Cuộc sống người dân Đà Nẵng được nâng cao thông qua các Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an”. |
Với mục tiêu có nhà ở, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, Đề án hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, đã đưa vào sử dụng 10.836 căn hộ chung cư, nhà liền kề và Khu ký túc xá tập trung với 6.876 chỗ ở cho sinh viên. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động, nhờ vậy hạ tỉ lệ lao động thất nghiệp từ 5,06% ở năm 2006 xuống còn 3,4% ở cuối năm 2019...
Trong giai đoạn 2021-2025, TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo đó, TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu không có hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo 100% hộ nghèo đặc biệt khó khăn được hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua giải pháp hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà xuống cấp.
Về nhà ở, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 21.327.400m2 sàn nhà ở thương mại cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cho sinh viên, nhà ở xã hội cho người nghèo. Nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt trên 31m2/người, trong đó tại khu vực đô thị là 31,5m2/người và tại khu vực nông thôn là 29,0m2/người. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án nhà ở đạt trên 70%.
Nhà ở cho công nhân ở Khu công nghiệp Hòa Cầm đã được TP. Đà Nẵng đầu tư xây dựng. |
Để đạt mục tiêu này, Đà Nẵng xây dựng cơ chế ưu đãi về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội xa khu vực trung tâm; huy động sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng nhà ở.
Về việc làm, TP. Đà Nẵng phấn đấu giải quyết việc làm mới hàng năm đạt tỷ lệ từ 4,5-5%/so với lực lượng lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 3%. Ngoài ra, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1-1,5% trở lên; năm 2030 nâng mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo thành phố tăng 2 lần so với giai đoạn 2016-2020...
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN -
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”