-
Lâm Đồng nêu nguyên nhân thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng
-
Phát triển Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL
-
Đưa vào khai thác 2 dự án giao thông quan trọng tại miền Tây Nam Bộ
-
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm
-
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có tờ trình đề nghị HĐND thành phố xem xét, cho ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư phần cơ sở hạ tầng dùng chung 3.426 tỷ đồng (triển khai thi công và đưa vào khai thác trong giai đoạn 2020-2022) để làm cơ sở thực hiện các bước đầu tư xây dựng cơ bản tiếp theo theo đúng quy định.
Theo báo cáo thẩm định về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án, phần cơ sở hạ tầng dùng chung đáp ứng yêu cầu cho phát triển 2 bến cảng ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUs và bảo đảm lượng hàng hóa thông quan từ 3,5 - 5 triệu tấn/năm, đồng thời phát triển các bến cảng tiếp theo theo đúng quy hoạch.
![]() |
Phối cảnh dự án Cảng Liên Chiểu. |
Bên cạnh phần đầu tư phần cơ sở hạ tầng dùng chung từ ngân sách Nhà nước, thành phố Đà Nẵng sẽ tiến hành kêu gọi đầu tư (tổ chức đấu thầu, đấu giá rộng rãi, công khai, minh bạch...) xây dựng các khu bến cảng, các bãi chứa container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng, mua sắm thiết bị và hình thành khu đô thị cảng. Hình thức đầu tư là huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển và được triển khai song song với phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung...
Khu vực dự kiến sẽ triển khai thực hiện cảng Liên Chiểu. |
Trước mắt, thành phố đề nghị ngân sách Trung ương bố trí 500 tỷ đồng từ nguồn 10% dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước theo Nghị quyết số 26/2016.QH14 ngày 10-11-2016 của Quốc hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để khởi công và triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn 2019-2020.
Đối với số vốn còn lại, đề nghị bố trí vốn cho dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Thành phố cũng đề nghị thống nhất tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Trung ương chiếm 87,4% tổng nguồn vốn đầu tư dự án; ngân sách thành phố chiếm 12,6%.
-
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm -
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng -
Kiến tạo động lực phát triển xứ Tây Đô từ tầm nhìn quy hoạch -
Bạc Liêu đồng hành với doanh nghiệp trong phát triển bền vững -
Năm 2023, lần đầu tiên GRDP của Nam Định đạt mức tăng trưởng hai con số -
Sẵn sàng cho sự phát triển của ngành bán dẫn
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023
-
Tập đoàn Sao Đỏ và Bảo Long Solar hợp tác đầu tư điện mặt trời áp mái