-
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
Trong 6 tháng năm 2023, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào thành phố Đà Nẵng không như kỳ vọng. Riêng về vốn FDI, số dự án cấp mới thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022; trong khi các địa phương khác và cả nước đều thu hút FDI đạt và tăng.
Lý giải về thực trạng này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng, bà Trần Thị Thanh Tâm cho biết, tính đến 30/6, Thành phố mới thu hút được hơn 27 triệu USD; đạt 26% so với cùng kỳ năm 2022 là 105,541 triệu USD.
Trong đó, số dự án cấp mới toàn thành phố là 67 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 10,638 triệu USD. Có 64 dự án ngoài các Khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9 triệu USD; 3 dự án trong KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,4 triệu USD. Ngoài ra, 20 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 13 triệu USD…
Lũy kế đến tháng 30/6, TP.Đà Nẵng có 1.012 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD.
Quỹ đất trong KCN tại Đà Nẵng không còn nhiều, việc kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới còn chậm. |
Giám đốc Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc thu hút vốn đầu tư FDI đạt thấp, cũng như chưa thu hút được các tập đoàn lớn. Bên cạnh những biến động chung của tình hình kinh tế thế giới thì TP.Đà Nẵng có diện tích nhỏ, quỹ đất kêu gọi đầu tư của thành phố khá hạn chế.
Thành phố Đà Nẵng chủ yếu kêu gọi đầu tư vào các KCN, Khu Công nghệ cao; quỹ đất ngoài khu công nghiệp hầu hết quy mô nhỏ không đủ sức thu hút các tập đoàn FDI lớn vào đầu tư.
Cũng theo bà Trần Thị Thanh Tâm, Thành phố hướng tới xây dựng thành phố môi trường, thành phố thông minh và thực hiện phát triển công nghiệp, công nghệ cao nên việc kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao: cần có sự chọn lọc kỹ về công nghệ, xem xét kỹ quy mô và tác động môi trường. Với phương châm chậm, chắc, bền vững và lan tỏa cho thế hệ sau.
Về nguyên nhân chủ quan, Giám đốc Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng cho rằng, Thành phố đang trong quá trình triển khai lập quy hoạch phân khu, chờ kết quả.
Ngoài ra, quỹ đất sạch nằm ngoài các KCN hiện có sẵn nhưng quá trình thực hiện các thủ tục theo quy định khá dài. Trong khi quỹ đất trong KCN hiện không còn nhiều, việc kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới còn chậm.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng, bà Trần Thị Thanh Tâm thông tin về giải pháp thu hút vốn FDI tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố. |
“Hiện một số nhà đầu tư nước ngoài lớn đang quan tâm các dự án trên địa bàn Thành phố, như Cảng Liên Chiểu, đầu tư hạ tầng KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, một số dự án trung tậm thương mại, một số dự án sản xuất đầu tư vào KCN, Khu công nghệ cao lĩnh vực sản xuất điện tử”, bà Tâm thông tin.
Để đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI, Giám đốc Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng cho biết, Thành phố sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư các ngành lĩnh vực trọng điểm; triển khai có hiệu quả đề án nghiên cứu kêu gọi xúc nhà đầu tư lớn vào các KCN mới.
Song song với đó, TP.Đà Nẵng sẽ khẩn trương hoàn thành quy hoạch phân khu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục quy hoạch, lập phương án và đấu giá đất; chủ động xây dựng phương án đấu giá để sẵn sàng kêu gọi nhà đầu tư.
“Thành phố đang nỗ lực thúc đẩy hoàn thành các thủ tục để thực hiện đấu giá các dự án thượng mại là Khu thể thao, giải trí và thương mại Hòa Xuân, Khu đất thương mại dịch vụ phía Đông Nam ký túc xá sinh viên. Nếu đến cuối năm hoàn thành công tác đấu giá và nhà đầu tư nước ngoài tham gia trúng đấu giá dự án, dự kiến Thành phố sẽ thu hút được trên 200 triệu USD”, bà Trần Thị Thanh Tâm cho biết.
Ngoài ra, đối với dự án trong các KCN và khu công nghệ cao, hiện Ban Quản lý đang chủ trì triển khai Đề án nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu công nghiệp mới Hòa Cầm-giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh. Phối hợp với các Bộ ngành Trung ương xây dựng quy trình và tiêu chí đấu thầu đối với các dự án lớn chưa có quy định đấu thầu chuyên ngành về cảng và KCN.
Đồng thời, cũng xem xét đề xuất của các tập đoàn lớn xin đầu tư vào Khu công nghệ cao trên lĩnh vực sản xuất điện tử, thiết bị y tế, trung tâm dữ liệu …
-
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng
-
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng