-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đề xuất 2 phương án về khung giờ làm thêm
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, hôm nay (23/10), Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Trước phần thảo luận tại Hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng cao, cần giảm thời giờ làm việc để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác tối đa sức lao động, hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động. Kế thừa quan điểm của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khóa trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu.
Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn tiếp tục trình Quốc hội phương án tăng thời giờ làm thêm như đã trình tại kỳ họp thứ 7 để Quốc hội tiếp tục thảo luận. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo đề xuất 02 phương án kính trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến:
Phương án 1: quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng cần ghi rõ nâng thời giờ làm thêm theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ, bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe của người lao động.
Phương án 2: nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ/năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, nhưng Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Đại biểu bật khóc tranh luận về giờ làm thêm
Thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm là những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Thảo luận tại hội trường, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ đồng tình phương án tăng lên tối đa 400 giờ/năm so với quy định hiện hành 300 giờ.
Theo đó, đối với một số ngành nghề đặc biệt, thời gian làm thêm sẽ không quá 400 giờ/năm. Đây là khung giờ để người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau. Người lao động có quyền lựa chọn làm thêm hoặc từ chối làm thêm và cũng chỉ có giới hạn trong một số rất ít ngành nghề đặc thù, ở thời vụ cao điểm.
Ông Lộc cũng ủng hộ việc giữ nguyên 48 giờ vì cho rằng phù hợp với nền kinh tế và rất nhân văn, hợp lý. Bởi theo ông, hầu hết các quốc gia có trình độ phát triển tương tự như nước ta đều quy định thời gian làm việc ở mức 48 giờ. Trong khi nươc ta vừa thoát khỏi nước nghèo, đang ở mức thu nhập trung bình, năng suất lao động thấp nhất trong khu vực... thì chúng ta áp dụng thời gian lao động như các nước xung quanh là phù hợp.
Theo ông Lộc, nếu rút ngắn thời gian lao động sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng... Từ đó khó đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI |
Bấm nút tranh luận, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đặt câu hỏi: "Không biết anh Lộc lấy cơ sở nào để nói việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa là hợp lý, nhân văn và tự nguyện? Nếu nói là nghe từ người lao động thì tôi lấy làm lạ. Tôi thực sự bất ngờ với nhận định này của đại biểu Lộc vì tôi nghe rất nhiều công nhân và người làm công tác công đoàn nói công nhân không muốn làm thêm giờ, dù thực tế họ cần làm thêm giờ”.
Theo bà Quyết Tâm, chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao công nhân cần làm thêm giờ. Đó là câu hỏi quá dễ trả lời, chỉ vì tiền lương, thu nhập hiện nay của người công nhân quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống.
“Chúng ta hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của người công nhân, nhìn vào dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc. Hãy nhìn vào những đứa trẻ mà cha mẹ phải gửi về quê. Có người cha, người mẹ nào muốn xa con mình hay không”, bà Tâm bật khóc.
Đại biểu Quyết Tâm dẫn chứng, có những người cha, người mẹ thậm chí 1-2 năm không được về thăm con. Rất nhiều người ông, người bà rất già rồi vẫn phải giữ cháu để cha mẹ chúng đi làm việc.
“Ta phải trân trọng những lao động như thế. Họ không cam chịu, họ không muốn trở thành gánh nặng xã hội, họ phải đi tìm việc làm mà nói rằng họ tự nguyện để làm quần quật suốt ngày… tôi cho rằng quan điểm này cần tranh luận làm rõ”, bà Tâm nghẹn ngào.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khi nói về đời sống của người lao động |
Sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên dựa chủ yếu vào sức lực của người lao động
Theo bà Tâm, người lao động không tự nguyện mà họ cần làm thêm. Vì vậy, vai trò của Quốc hội là phải làm chính sách như thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, có thời giờ giải trí, chăm sóc gia đình và thực hiện các quan hệ xã hội. Đó là quyền con người mà Hiến pháp quy định.
“Đại biểu phát biểu có nghĩ đến những quy định của Hiến pháp quy định quyền con người thế nào không. Hãy nghĩ đến trách nhiệm của người sử dụng lao động, không chỉ trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn tình người với người lao động nữa”, bà Tâm chất vấn.
Xin phép nói thêm dù đã hết thời gian tranh luận, bà Tâm nhấn mạnh, nhân văn chính là bảo vệ quyền con người được hiến định, là tình người trong sử dụng lao động. “Sức cạnh tranh của nền kinh tế không chỉ và không nên dựa chủ yếu vào sức lực của người lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc, đấy là sự tiến bộ xã hội. Sự tiến bộ xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động", bà Tâm gay gắt.
“Chúng ta giảm 44 giờ có nghĩa là 4 giờ còn lại người lao động có thể làm thêm và họ sẽ tăng thu nhập. Đấy là tiến bộ, nhân văn chính là ở chỗ đó”, bà Tâm nói.
Có cùng quan điểm với bà Quyết Tâm, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho rằng, theo quy định hiện hành, thời giờ lao động bình thường của người lao động Việt Nam đang ở mức cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Số giờ làm việc hiện nay của người lao động nước ta là 48 giờ/tuần, cộng thêm với thời giờ làm thêm được phép tối đa theo quy định hiện hành là 300 giờ/năm, thì tổng quỹ thời gian làm việc của người lao động lên đến 2.620 giờ/năm.
Trong khi đó, ở Trung Quốc là 2.288 giờ/năm và ở Hàn Quốc là 2.246 giờ/năm. Trong khi xu hướng giảm giờ làm đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới, trên cơ sở đầu tư phát triển phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, bảo đảm tăng năng xuất lao động nhưng cũng duy trì sức khỏe bảo đảm khả năng lao động của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thời gian chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động văn hóa.
Cho rằng Việt Nam cần tiệm cận với xu hướng này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, giám sát và chế tài còn hạn chế sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tăng thời giờ làm thêm để khai thác sức lao động quá mức.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025