-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Báo cáo tài chính vừa được Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã chứng khoán: PSH) công bố trưa 23/1 cho thấy hàng loạt chỉ tiêu tài chính biến động mạnh trong quý cuối năm 2023. Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng trong 3 tháng cuối năm xấp xỉ 734 tỷ đồng, chỉ bằng một phần ba cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn, công ty lãi gộp 35 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời gộp chưa đến 5%.
Bất chấp việc chi phí bán hàng giảm hơn phân nửa, kết quả kinh doanh của Nam Sông Hậu vẫn bị tác động nặng nề bởi chi phí tài chính tăng vọt trong quý IV, lên đến 210 tỷ đồng. Công ty báo lỗ sau thuế xấp xỉ 220 tỷ đồng, trong khi cùng lãi 42 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đậm thứ hai kể từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2020. Lần gần nhất công ty lỗ hơn mức này là quý II/2022, khi đó khoản lỗ sau thuế lên đến 264 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, Nam Sông Hậu ghi nhận doanh thu thuần 6.094 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với năm trước. Khoản lỗ đậm trong quý cuối năm đã bào mòn lợi nhuận tích lũy trong những quý trước đó, khiến cuối năm chỉ còn lại sau thuế 57 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này đều thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng gấp rưỡi doanh thu thuần lên 10.964 tỷ đồng và lãi sau thuế 356 tỷ đồng được ban lãnh đạo thông qua hồi đầu năm 2023.
Tính đến cuối năm, Nam Sông Hậu có tổng tài sản 10.988 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho chiếm hơn phân nửa số này, tức khoảng 5.585 tỷ đồng. Lượng tiền mặt công ty nắm giữ hiện chỉ còn 24 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 235 tỷ hồi đầu năm 2023.
Công ty hiện có 9.386 tỷ đồng nợ phải trả, tăng gần 850 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Nợ ngắn hạn lên đến 6.690 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn hơn 4.670 tỷ đồng và nợ thuế cũng như các khoản phải nộp nhà nước lên đến 1.287 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Sở Giao dịch 2 hiện là chủ nợ lớn nhất của Nam Sông Hậu với dư nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm là 3.442 tỷ đồng.
Nam Sông Hậu hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc hóa dầu, khí hóa lỏng. Công ty được thành lập tại Hậu Giang vào đầu năm 2012 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào giữa năm 2020. Công ty hiện có vốn điều lệ hơn 1.261 tỷ đồng, trong đó ông Mai Văn Huy (Chủ tịch Hội đồng quản trị) nắm giữ 62,53% vốn. Đây là một trong những doanh nghiệp xăng dầu đầu mới lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống hơn 52 chi nhánh.
Đầu tháng 12, công ty đón nhận hàng loạt thông tin tiêu cực. Cụ thể, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định cưỡng chế thuế với số tiền gần 1.160 tỷ đồng vì Công ty nợ thuế quá 90 ngày theo quy định. Với lý do tương tự, chi nhánh của Công ty tại TP. Cần Thơ cũng bị Cục Thuế TP. Cần Thơ ban hành quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn để cưỡng chế nợ thuế hơn 92 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Nam Sông hậu sau đó giải thích thực tế hiện nay Công ty vẫn đang hoạt động kinh doanh và nộp thuế theo từng lần phát sinh 18% vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, Công ty cũng đã giải trình với Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và có phương án khắc phục thanh toán nợ thuế trong năm 2024.
Nam Sông Hậu cho biết, năm 2021 đã nộp gần 1.800 tỷ đồng tiền thuế, năm 2022 là hơn 1.200 tỷ đồng. Thuế phát sinh liên tục hàng tháng (mỗi tháng 146 tỷ đồng) đều được kê khai và nộp đầy đủ. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2022, do ảnh hưởng kinh tế về thị trường xăng dầu thế giới và trong nước, công ty gặp nhiều khó khăn. Bộ Công thương khi đó đã chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải nhập hàng đảm bảo nguồn cung thị trường không bị đứt gãy. Do đó, công ty phải tập trung nguồn tiền để nhập hàng hoá dẫn đến chậm trễ trong việc nộp thuế.
Ngoài ra, ngày 4/1, công ty cũng thông báo chưa cân đối được nguồn tiền nên phải gia hạn ngày trả 10 tỷ đồng tiền lãi đối với lô trái phiếu PSHH2224002. Công ty sẽ lùi thời gian thanh toán từ ngày 4/1 sang ngày 13/1. Lô trái phiếu này được phát hành vào tháng 4/2022 với lãi suất 11,5% một năm, dự kiến đáo hạn vào tháng 4/2024.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả