-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017 của FECON thảo luận các vấn đề về việc tăng vốn nhằm tăng năng lực cho công ty |
Theo Ban lãnh đạo FECON, mục đích của đợt phát hành tăng vốn điều lệ cho công ty nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược đã được vạch ra trước đó.
Cụ thể, nguồn tiền huy động từ đợt phát hành này sẽ bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư máy móc, thiết bị cho mảng công trình ngầm, bao gồm máy TBM và thi công công trình ngầm bằng công nghệ khoan kích đẩy ống (Pipe Jacking) của công ty con là FECON UCC và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con khác là FECON South để tập trung phát triển mạnh thị trường phía Nam - thị trường FECON đang quyết tâm "chinh phục".
Nguồn tiền mới này cũng giúp bổ sung nguồn vốn đối ứng cho các dự án đầu tư của công ty theo chiến lược đã đề ra trong giai đoạn 2017 - 2020. Các dự án này được Ban lãnh đạo FECON đáng giá "đã có cơ hội rõ ràng".
Cũng qua đợt phát hành này, FECON có thêm nguồn lực tài chính để sẵn sàng tham gia vào các cơ hội đầu tư mới với các đối tác phù hợp; nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, kinh doanh cho mục tiêu tăng trưởng.
Việc phát hành theo chương trình ESOP nhằm gắn kết lợi ích của cán bộ chủ chốt và người lao động với thành quả của FECON, từ đó tăng sự trung thành, thúc đẩy động lực đổi mới sáng tạo của cán bộ, người lao động trong toàn hệ thống FECON, góp phần giúp công ty tăng trưởng một cách hiệu quả và bền vững.
Các cổ đông biểu quyết thông qua các tờ trình Đại hội |
Theo tài liệu gửi đến các cổ đông tham dự Đại hội, Ban lãnh đạo FECON đề xuất ba nội dung nhằm tăng vốn điều lệ.
Thứ nhất, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (cổ phần phổ thông được phép chuyển nhượng tự do) với số lượng là 33 triệu cổ phiếu và giá chào bán là 15.000 đồng/CP. Các cổ đông hiện hữu đăng ký mua cổ phiếu theo phương thức phân phối quyền mua với tỷ lệ 100:60 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được đăng ký mua 60 cổ phiếu), số tiền dự kiến thu về sau đợt phát hành là 495 tỷ đồng.
Thứ hai, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động - ESOP (cổ phần phổ thông hạn chế chuyển nhượng, cán bộ, người lao động mua cổ phần được chuyển nhượng 50% sau 1 năm và 50% còn lại sau 2 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành; không được phép chuyển nhượng quyền mua) với số lượng là 2,5 triệu cổ phiếu, giá chào bán bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP, số tiền dự kiến thu về là 25 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của FECON đạt 706,07 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 57 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10% và 28% so cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, nhằm huy động vốn thực hiện góp vốn đối ứng tại các dự án lớn trong thời gian tới đây, FECON sẽ chào bán 25 triệu cổ phiếu cho không quá 10 đối tác chiến lược, nhà đầu tư. Đối tượng hướng đến của đợt phát hành là các khách hàng, đối tác thân thiết, cam kết hỗ trợ FECON về mặt quản trị, kỹ thuật, công nghệ, thị trường...; có năng lực tài chính... với giá chào bán không thấp hơn 22.000 đồng/CP (thấp hơn mức giá đóng cửa phiên ngày 18/9 của cổ phiếu FCN là 23.000 đồng/CP). Thời hạn hạn chế chuyển nhượng là 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành, số tiền thu về tối thiểu vào khoảng 550 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số tiền FECON dự kiến huy động từ đợt phát hành này tối thiểu là 1.070 tỷ đồng.
Dòng tiền "tươi mới" này sẽ giúp FECON đẩy nhanh triển khai các dự án, sớm đem lại doanh thu và lợi nhuận để bứt tốc về đích kế hoạch kinh doanh năm 2017, tạo bàn đạp vững chắc cho những năm tới.
Cũng tại Đại hội bất thường này, FECON đã trình cổ đông thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty để phù hợp với các quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty, phù hợp với thông lệ trên thế giới.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025