Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Đảm bảo tương lai năng lượng sạch cho châu Á - Thái Bình Dương
Thông điệp từ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) cho thấy rõ, chúng ta phải giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Trong đó, năng lượng là nguồn phát thải lớn nhất. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để có thể cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và yêu cầu bắt buộc phải giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ các Dự án điện gió lớn tại Việt Nam nhằm mang lại năng lượng tái tạo và giảm cường độ phát thải carbon của nền kinh tế
ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án điện gió lớn tại Việt Nam nhằm mang lại năng lượng tái tạo và giảm cường độ phát thải carbon của nền kinh tế

Giá năng lượng tăng đột biến trong thời gian gần đây - điều có thể thấy rõ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - cũng là lời nhắc nhở rằng, cách thức sản xuất và tiêu dùng trong quá khứ và hiện tại không bền vững. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ đáng kể về tiếp cận năng lượng trong những năm gần đây, hiện vẫn có 940 triệu người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên chịu cảnh bị cúp điện, khoảng 350 triệu người chưa được cung cấp điện năng đầy đủ, trong khi còn khoảng 150 triệu người chưa được sử dụng điện.

Bất chấp những tiến bộ đáng kể về tiếp cận năng lượng trong những năm gần đây, hiện vẫn có 940 triệu người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên chịu cảnh bị cúp điện, khoảng 350 triệu người chưa được cung cấp điện năng đầy đủ, trong khi còn khoảng 150 triệu người chưa được sử dụng điện.

Bây giờ là lúc cần có những hành động mạnh mẽ nhằm đảm bảo để trong tương lai, các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng sẽ được cung cấp công bằng và đầy đủ cho tất cả mọi người. Chính sách mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được công bố trong tháng 10/2021, đã chỉ ra 5 con đường chủ yếu để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB chuyển đổi sang một tương lai năng lượng tươi sáng hơn.

Thứ nhất, cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất, là tiếp tục điện khí hóa các khu vực chưa được cung cấp điện trong toàn khu vực để ít nhất có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ bản. Đây là một bước quan trọng trong việc xóa nghèo cùng cực và hình thành xã hội bình đẳng hơn. Các phương pháp tiếp cận sạch hơn đối với cuộc sống hàng ngày - chiếu sáng, nấu ăn, sưởi ấm và làm mát - sẽ tăng lên khi việc sử dụng điện lan rộng từ hộ gia đình này sang hộ gia đình khác. ADB sẽ thúc đẩy một lưới điện sạch hơn và có thể tiếp cận rộng rãi hơn, đồng thời khuyến khích hoạt động xã hội bao trùm hơn và bình đẳng giới trong suốt quá trình này.

Thứ hai, chính sách cập nhật của ADB phản ánh sự thật không thể chối cãi rằng, giải quyết biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, với tác động ngày càng nghiêm trọng và gây nhiều thương vong. Nông nghiệp là sinh kế mà nhiều người phụ thuộc đang bị đe dọa bởi lũ lụt và hạn hán. Nếu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không được hạn chế, nhiều khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương thậm chí có thể trở thành vùng đất chết đối với con người do nhiệt độ tăng cực đoan hoặc ngập mặn do mực nước biển dâng và triều cường. Thủ phạm là phát thải khí nhà kính, mà phần nhiều trong đó phát sinh từ năng lượng.

Nhằm thúc đẩy sự thay đổi, ADB sẽ giúp các quốc gia thành viên cải thiện hiệu quả năng lượng, sử dụng nhiều năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp, đồng thời tích hợp khả năng chống chịu khí hậu và thiên tai vào các lĩnh vực năng lượng của các quốc gia này.

Ví dụ, ở Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường chuẩn bị để hỗ trợ các dự án điện gió lớn nhằm mang lại năng lượng tái tạo và giảm cường độ phát thải carbon của nền kinh tế, với việc huy động và sử dụng nguồn tài chính của khu vực tư nhân.

Tại Thái Bình Dương, chúng tôi đã ráo riết chuẩn bị cho một cơ sở đầu tư năng lượng tái tạo sáng tạo để triển khai công nghệ năng lượng mặt trời nổi thích ứng với khí hậu, đồng thời mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận nguồn điện bền vững ở 11 quốc đảo nhỏ trong khu vực này.

Ông Robert Guild và ông Priyantha Wijayatunga
Ông Robert Guild và ông Priyantha Wijayatunga

Tại Indonesia và Philippines, chính sách năng lượng mới của ADB là cung cấp một nền tảng để loại bỏ dần than trên quy mô chưa từng có. Tại Hội nghị COP26, chúng tôi đã cùng với các nước này khởi động Hiệp định Đối tác Đông Nam Á về cơ chế chuyển đổi năng lượng, nhằm khuyến khích các nhà máy nhiệt điện than sớm ngừng hoạt động, đưa Indonesia và Philippines trở thành những quốc gia tiên phong trong quá trình chuyển đổi carbon thấp.

Việc ngừng khai thác một nửa đội tàu chuyên chở than ở các quốc gia này và ở Việt Nam có khả năng cắt giảm 200 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm - tương đương với việc loại bỏ 61 triệu xe ô tô lưu thông trên đường. Việc này sẽ làm cho Hiệp định Đối tác Đông Nam Á về cơ chế chuyển đổi năng lượng trở thành một trong những chương trình giảm thiểu carbon lớn nhất trên thế giới.

Ngoài việc loại bỏ dần các cơ sở sử dụng than hiện có, chúng tôi cũng đã chính thức hóa việc không cấp vốn cho dự án xây mới các nhà máy nhiệt điện và sưởi ấm bằng than. Mặc dù một chính sách không thể phù hợp với tất cả các quốc gia, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục kiên định trong việc sử dụng các nguồn năng lượng bền vững hơn, đồng thời nỗ lực giảm thiểu tác động của việc thay đổi đến những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này.

Thứ ba, chính sách năng lượng thông minh cũng có nghĩa là quản trị thông minh. ADB sẽ giúp tạo ra các khung khổ mạnh mẽ cần thiết khi lĩnh vực này tập trung hơn và rời khỏi môi trường truyền thống. Điều này có nghĩa là, ADB sẽ đóng vai trò như một trung tâm tri thức để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho từng quốc gia cụ thể, đồng thời chia sẻ rộng rãi các phương pháp hay nhất, đổi mới sáng tạo và công nghệ xanh mới nhất. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ủng hộ các tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Thứ tư, khi các tác động môi trường vượt qua ranh giới chính trị, ADB sẽ nỗ lực để nắm bắt, thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực hơn nữa trong lĩnh vực năng lượng. Tác động của các ý tưởng và chiến lược đổi mới có thể sẽ tăng lên đáng kể khi được chia sẻ giữa các quốc gia. Vì vậy, có thể sẽ có các chiến lược đầu tư hạ tầng mạng lưới điện rộng hơn, cũng như xây dựng thị trường năng lượng khu vực. Điều này sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn, giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính và lưới điện năng lượng được đảm bảo an toàn hơn nhờ tính đa dạng của nó.

Thứ năm, ADB sẽ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu xanh, sử dụng nhiều cơ chế tài chính và điều chỉnh hoạt động cho vay với các chính sách tiến bộ trên tất cả các khía cạnh công việc của chúng tôi, nhằm đạt mục tiêu bao trùm là một tương lai bền vững hơn. Chúng tôi sẽ làm việc tích cực để cung cấp nhiều nguồn tài chính ưu đãi hơn và kích thích đầu tư của khu vực tư nhân để hỗ trợ các thành viên.

Chính sách cập nhật của ADB được xây dựng dựa trên cam kết đã được minh chứng đối với lĩnh vực năng lượng, với hơn 42 tỷ USD tài chính được đóng góp trong thập kỷ qua. Nhưng ADB, cũng như bất kỳ tổ chức nào, không thể một mình định hình một tương lai bền vững hơn và tài chính, thương mại sẽ là yếu tố quan trọng để thành công. Gần đây, chúng tôi đã nêu ra tham vọng cung cấp 100 tỷ USD tổng tài trợ cho các dự án liên quan khí hậu từ các nguồn lực của ADB trong giai đoạn 2019-2030, tăng 20 tỷ USD so với cam kết từ 3 năm trước. Trong tổng số các dự án của ADB, ít nhất 75% sẽ có các sáng kiến thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Trong quá khứ, mục tiêu của việc mở rộng các hệ thống năng lượng thường phải trả giá bằng môi trường. Chúng ta có thể làm và phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng, đồng thời đặt tính bền vững vào trung tâm các nỗ lực của mình. Chính sách năng lượng mới của ADB sẽ giúp thúc đẩy một châu Á - Thái Bình Dương hội nhập, bình đẳng, đồng thời góp phần nuôi dưỡng và xây dựng lại thế giới tự nhiên.n

(*) Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, ADB

(**) Trưởng ban Năng lượng, ADB

[Infographic] Hơn 3/4 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tới từ G20
Lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chiếm khoảng 78% lượng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư