
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
Danh sách này được Forbes Việt Nam thực hiện thường niên. Những thương hiệu được vinh danh đều là những thương hiệu đạt mức doanh thu lớn và các chỉ số tài chính ấn tượng trong những ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Theo tính toán của Forbes, riêng giá trị thương hiệu của VNG hiện đạt 47,2 triệu USD.
Chia sẻ tại sự kiện vinh danh, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách mảng Dịch vụ Đám mây ( Cloud Servies) của VNG nhấn mạnh đây là lần thứ 3 liên tiếp VNG được tín nhiệm bình chọn vào danh sách. “Đó sẽ là một lợi thế không nhỏ cho mảng kinh doanh mới của VNG là Cloud Servies.”
Cùng với thanh toán điện tử (Mobile Payment), dịch vụ đám mây được xác định là một trong hai mảng kinh doanh chủ lực mới của VNG trong giai đoạn tới, nhằm nắm bắt các xu hướng công nghệ “hot” nhất hiện nay cũng như để đón đầu cuộc cách mạng 4.0.
“Nếu VNG có được những sản phẩm, dịch vụ thành công, thu hút nhiều người sử dụng cho hai mảng kinh doanh mới, chắc chắn giá trị thương hiệu của công ty sẽ mạnh mẽ và tăng tưởng ấn tượng hơn”, ông Trí tin tưởng.
![]() |
VNG lọt Top 40 thương hiệu hàng đầu Việt Nam |
Tại triển lãm Việt Nam ICT Comm 2018 hồi tháng 6/2018, VNG đã trình diễn nhiều giải pháp dựa trên công nghệ điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp, đối tác như tự động hoá quy trình máy chủ, cài đặt 1 chạm, cân bằng tải… Tuy nhiên theo ông Trí, các dịch vụ Cloud Services của VNG sẽ không gói gọn ở hạ tầng, nền tảng hay các dịch vụ phần mềm. Định hướng tới đây của VNG là cung cấp gói dịch vụ toàn diện và tổng thể (Full Task Services), bao gồm tất cả các dịch vụ từ thấp đến cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chuyển đổi cách mạng công nghiệp 4.0.
Hiện tại, VNG đang đầu tư mạnh tay cho R&D và các công nghệ mới nhất như IoT, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, chính quyền điện tử, điện toán đám mây…. Đây cũng là định hướng của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay cũng như của ngành công nghệ thế giới trong bối cảnh 4.0.
Thành lập tháng 9/2004, sau 14 năm, VNG hiện là doanh nghiệp start-up kỳ lân (unicorn) duy nhất tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD, kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực như nội dung số, giải trí, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, tiện ích và giải pháp…
Không chỉ làm chủ thị trường trong nước, VNG đang tiến ra nhiều thị trường cửa ngõ quan trọng của ASEAN như Thái Lan, Myanmar, Singapore. Năm 2017 đánh dấu cột mốc đáng nhớ cho VNG khi ký kết Bản ghi nhớ với sàn Nasdaq về việc niêm yết trên sàn chứng khoán lớn thứ hai nước Mỹ.

-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu