
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ, công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong năm 2021 không triển khai được do nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính phải xử lý.
Việc rà soát để điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 còn chậm..
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.
![]() |
Bộ Tài chính yêu cầu hoàn thành cổ phần hóa Tập đoàn VNPT trước năm 2024. |
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính cho rằng, công tác cổ phần hóa phải được quan tâm, chỉ đạo triển khai tập trung, trọng điểm, tránh dàn trải, hoàn thành đúng tiến độ, đúng mục tiêu đối với từng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị, ưu tiên triển khai cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, tồn tại, vướng mắc (xây dựng lộ trình, xác định thời điểm cổ phần hóa, xử lý, sắp xếp cơ sở nhà đất, xử lý các tồn tại về đất đai, tài sản, tồn tại về tài chính) của các doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa để thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2023 - 2024 đảm bảo khả thi thực hiện.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2022 - 2023 tập trung hoàn thành việc cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (tỷ lệ nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%).
Trong năm 2023 - 2024, triển khai và hoàn thành công tác cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty mẹ - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Trong năm 2022 và đầu năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung hoàn thành cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Trong giai đoạn 2022 - 2024, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng tập trung hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) và Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD).

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower