-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Những gương mặt mới
Tháng 4 tới, Samsung sẽ đánh dấu 10 năm đầu tư lớn ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư trên 17,4 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 54 tỷ USD vào năm ngoái. Dù hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đang đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam và chưa bao giờ thôi… hấp dẫn, thì Samsung vẫn là một cái tên… cũ.
Gần đây, người Việt Nam thường nhắc đến những cái tên Hàn Quốc khác, bất kể là Tập đoàn CJ - ông chủ của hệ thống rạp chiếu phim CGV - cũng được gọi tên khá thường xuyên. Đó là một KEB Hana vẫn đang ráo riết kế hoạch mua cổ phần của BIDV, hay một Lotte Card Ltd vừa hoàn tất thâu tóm (TechcomFinance)… Đó còn là Taekwang, KB Financial, Mirae Asset Life Insurance, rồi Samsung Securities…
Sản xuất điện thoại tại nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh. Ảnh: Đ.T |
Thông tin gần đây cho biết, Công ty Quản lý tài sản Mirae Asset Global Investments, thành viên của Tập đoàn tài chính Mirae Asset Financial Group sẽ mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Tín Phát, sau đó bán 30% cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để thành lập một liên doanh tại Việt Nam.
Còn Samsung Securities cùng Caldera Pacific, một quỹ đầu tư tư nhân của Hồng Kông sẽ trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai khi nắm 40% vốn tại Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, trong đó Samsung Securities nắm 10% vốn.
Trong khi đó, Teakwang từng muốn thâu tóm Cảng Hoa Sen - Gemadept nhưng bất thành. Thay vào đó là một đối tác khác và đối tác này dù không được tiết lộ chính thức, song giới thạo tin cho biết cũng là một cái tên Hàn Quốc…
Rất nhiều cái tên rất lạ và điều đó cho thấy, người Hàn bắt đầu chọn một “ngách” khác để vào thị trường Việt Nam. Không chỉ đầu tư trực tiếp như trước đây, họ chọn đầu tư theo cách góp vốn, mua cổ phần. Không chỉ xây dựng các cứ điểm sản xuất quy mô lớn, họ bắt đầu len vào từng ngóc ngách của kinh tế Việt Nam. Từ ngân hàng - như Shinhanbank; tới tài chính tiêu dùng - ngay như Samsung Pay cũng đã bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm ngoái, sắp tới là Lotte Card; cả thị trường bán lẻ - với hệ thống Lotte, E-Mart ngày càng trải rộng; rồi văn hóa, giải trí - với CJ; năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao - với sự góp mặt của KEPCO, Doosan, Samsung…
Sự có mặt của các nhà đầu tư Hàn Quốc ở Việt Nam - như nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - là ở “mọi ngõ ngách” của nền kinh tế. Bởi thế, dấu ấn “người khổng lồ” Hàn Quốc ở Việt Nam càng thêm đậm nét.
Vị trí thống lĩnh
Với tổng vốn đăng ký 58,8 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến cuối tháng 2/2018, không còn nghi ngờ gì nữa, “người khổng lồ” Hàn Quốc đang giữ vị trí “thống lĩnh” trong bảng tổng sắp các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam. Nhật Bản cũng là một “ông lớn”, nhưng khi khoảng cách giữa người đứng đầu và đứng sau lên tới trên 9 tỷ USD, thì vị trí không dễ bị hoán đổi. Vì thế, nhiều khả năng, “người khổng lồ” Hàn Quốc sẽ còn “tại vị” khá lâu.
Ngày mai (22/3), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân sẽ tới Hà Nội, thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Moon Jae-in. Trước đó, tháng 11/2017, Tổng thống Moon Jae-in tới Đà Nẵng tham dự Hội nghị Cấp cao APEC. Tổng thống Moon Jae-in cũng là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm chính thức Việt Nam trong năm Mậu Tuất 2018.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Moon Jae-in diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc đang phát triển rất tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú, chuyến thăm là dịp để lãnh đạo hai nước nhìn lại những kết quả đạt được trong 25 năm qua và định hướng cho tương lai quan hệ hai nước trên chặng đường 25 năm tới, củng cố lòng tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Gọi Hàn Quốc là “người khổng lồ” không phải chỉ vì nguồn vốn khủng do các doanh nghiệp nước này đổ vào Việt Nam, mà còn vì theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, các công ty lớn của Hàn Quốc có mặt trong danh sách Fortune 500 đều đã có các dự án đầu tư hoặc kinh doanh tại Việt Nam như Samsung, LG, GS, Posco, Hyundai, Kepco, SK…
Không chỉ là đầu tư, mà nhiều dự án trong số này có quy mô rất lớn, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Điển hình trong số này vẫn là Samsung - một cái tên cũ, nhưng chưa bao giờ thôi hấp dẫn. Không phải ngẫu nhiên mà năm ngoái, khi kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, Samsung được nhắc nhiều đến thế. Với quy mô sản xuất và xuất khẩu trên 50 tỷ USD vào năm ngoái, Samsung được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,81%.
Tương tự, không thể không nhắc tới tổ hợp sản xuất trên 3,55 tỷ USD của LG tại Hải Phòng, hay các dự án của Kumho, Doosan, Posco, Hyosung… ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Sự xuất hiện của Lotte cũng góp phần quan trọng thay đổi “bộ mặt” của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Không ngoa khi nói rằng, sự xuất hiện của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đưa Việt Nam vào sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chỉ cách đây 10 năm, không một người Việt Nam nào có thể tưởng tượng, Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất các thiết bị di động lớn nhất trên toàn cầu.
Có được điều này, một phần quan trọng là nhờ sự xuất hiện của “người khổng lồ” Hàn Quốc ở Việt Nam.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025