-
Dự án Đường nối 2 tuyến đường Hồ Chí Minh tại Quảng Trị vẫn vướng mặt bằng -
Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 -
Cần Thơ khẩn trương hoàn thành thủ tục để khởi công hàng loạt dự án trọng điểm -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực -
Hơn 5.556 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 91 -
Trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô lớn nhất Cần Thơ
Tuyến đường dẫn vào hầm Đèo Cả tạo điểm nhấn kiến trúc hạ tầng giao thông. |
Nối dài nét vẽ quy hoạch
Nhiều năm trước, người dân hai bên ngọn đèo Cả của tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên có lẽ không hình dung ra được công trình hầm đường bộ đèo Cả xuyên núi mà có thể chạy xe từ bên này qua bên kia khi “nấu nồi cơm chưa kịp chín”. Vậy mà giờ đây, công trình đã sừng sững mọc lên, đường hầm khai thông đã xóa nhòa ranh giới về địa lý giữa 2 địa phương, tạo kết dính để hình thành nên những ý tưởng quy hoạch, những dự án, đô thị tại Phú Yên - Khánh Hòa.
Ở phía Khánh Hòa, Khu kinh tế Bắc Vân Phong đã được quy hoạch đầu tư, chờ khi hầm Đèo Cả khai thông là hết nối hạ tầng, thì bên này Phú Yên, ngay từ cửa hầm đèo Cả phía Bắc đã hình thành nên ý tưởng quy hoạch khu du lịch sinh thái và là điểm cuối quy hoạch Khu đô thị Nam Tuy Hòa, kết nối với quy hoạch khu phức hợp vịnh Vũng Rô đang được kêu gọi thu hút đầu tư.
Có thể hình dung, nếu như trước đây, nét vẽ quy hoạch khi đến chân đèo Cả bị chặn lại và quay ngược lại phía trong, thì nay, nét vẽ ấy sẽ phóng khoáng hơn, bao trùm cả ngọn đèo và móc nối liên kết dễ dàng giữa các địa phương lân cận để cùng khai thác tiềm năng du lịch, vận tải, kiến trúc và xa hơn có thể là những đô thị vệ tinh của hai đô thị Nha Trang, Tuy Hòa.
Tương tự, khi công trình hầm đường bộ đèo Cù Mông được khai thông, Bình Định và Phú Yên đã nhanh chóng xác lập ý tưởng quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị hay làng nghề phía hai bên cửa hầm để tương tác và cộng hưởng với nhau.
Ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, hầm đường bộ đèo Cù Mông được thông tuyến là điều kiện thuận lợi để chính quyền Thị xã đưa ra ý tưởng và xin ý kiến tỉnh cho quy hoạch mặt bằng mới để dịch chuyển Khu công nghiệp Đông Bắc sông Cầu lên vị trí phía Tây cửa hầm phía Nam. Vị trí Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu hiện tại sẽ dành để tạo quỹ đất thu hút đầu tư.
Còn tại Bình Định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại thị trấn Phú Tài cũng được tính toán mở rộng và đầu tư hạ tầng để dịch chuyển dần các nhà máy từ hướng sát Quy Nhơn về phía núi, tránh ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tạo điều kiện cho Bình Định mở rộng không gian đô thị và xây dựng đô thị Quy Nhơn theo tiêu chí xanh.
Đó là những tác động tích cực từ 2 dự án hầm đường bộ đèo Cả và Cù Mông, đặt trong mối liên kết giữa các địa phương. Còn riêng tại Phú Yên, nếu đặt chiếc ê-ke hình tam giác, chấm 3 điểm quan trọng Sông Cầu - Tuy Hòa và Phú Hòa, sẽ hình dung được tác động tích cực của hai công trình hầm đường bộ này đến quy hoạch đô thị, không gian đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp, phân khu công nghiệp theo các trục xương sống và gắn kết với nhau bằng các đô thị khác như Tuy An, Phú Hòa...
Cũng từ hai công trình hầm đường bộ này, các ý tưởng quy hoạch về mở rộng sân bay, kết nối các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại, xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên, lưu thông qua Lào, Campuchia, khai thác tiềm năng liên kết 3 nước Đông Dương được định hình rõ nét hơn. Hàng hóa từ Lào, Campuchia, Thái Lan theo các tuyến quốc lộ 25, 27C (Nha Trang - Đà Lạt) và 19 từ Bình Định, Kon Tum, Gia Lai có thể lưu thông qua các đường hầm để dễ dàng tỏa đi các hướng Bắc - Nam, thậm chí qua cảng Quy Nhơn, Vũng Rô, Vân Phong để đến với thị trường thế giới.
Tạo đột phá từ những ý tưởng khác biệt
Nếu như 2 công trình hầm đường bộ đèo Cả, Cù Mông được đầu tư xây dựng đã tạo kết nối giữa ba địa phương Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa và lên Tây Nguyên, thì đi ngược ra hướng Bắc, hầm Hải Vân nối Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế cũng đang phát huy vai trò động lực để hai địa phương này quy hoạch đô thị phía Tây Bắc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) và đô thị Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) với các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tầm cỡ đã được đầu tư xây dựng.
Từ ống hầm thứ nhất được khánh thành và đưa vào sử dụng cách đây hơn 15 năm, hiện nay, ống hầm Hải Vân thứ 2 đang được Công ty CP Đầu tư Đèo Cả thi công và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Tuyến hầm thứ 2 chạy song song với tuyến hiện hữu sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho hai địa phương lân cận. Điều này đã được minh chứng rõ nét khi gần đây, những quy hoạch, dự án đầu tư đều gắn kết với hầm Hải Vân như: cảng Liên Chiểu, dự án khu nghỉ dưỡng đẳng cấp của Vingroup dưới chân đèo Hải Vân phía Đà Nẵng…
Lợi ích hiện hữu từ những công trình hầm trên tuyến huyết mạch quốc gia không chỉ góp xây dựng những ý tưởng quy hoạch cho địa phương về hai phía đường hầm, mà xét trên bình diện chung khu vực, thông qua các công trình hầm đường bộ, có thể nghĩ đến một số mô hình đô thị lấy công trình hầm làm điểm nhấn để thu hút du khách và hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực như “đô thị hầm kết nối”.
Chính từ những kết nối này, các địa phương sẽ bắt tay, hợp lực làm quy hoạch, xây dựng và đầu tư các công trình, dự án. Để mỗi khi đi ra khỏi những công trình đường hầm, sẽ bắt gặp ở đó ánh sáng đô thị, ánh sáng của niềm tin, như slogan của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị đã làm nên những công trình hầm đường bộ như tạc vào thời gian, song hành cùng sự phát triển đất nước, đó là: “Nghĩ khác biệt, tạo cách biệt”.
-
Dự án Đường nối 2 tuyến đường Hồ Chí Minh tại Quảng Trị vẫn vướng mặt bằng -
Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 -
Cần Thơ khẩn trương hoàn thành thủ tục để khởi công hàng loạt dự án trọng điểm -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực
-
Hơn 5.556 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 91 -
Trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô lớn nhất Cần Thơ -
Gia Lai kiên quyết thu hồi các dự án quá thời hạn -
Bình Định: Hai dự án chậm tiến độ sẽ hoàn thành trong năm 2025 -
TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng -
Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn