-
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Kinh tế tăng trưởng liên tục
Ở thời điểm năm 1990, sau khi tách ra từ Bình Trị Thiên, kinh tế - xã hội Quảng Bình gặp nhiều thiếu thốn, vất vả. Thiên tai bão lũ, hạn hán trong những năm sau đó đã khiến cho đời sống của người dân Quảng Bình càng thêm chồng chất khó khăn. Tuy vậy, phát huy truyền thống Quảng Bình “Hai giỏi”, sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, từng bước đưa Quảng Bình vượt qua khó khăn và vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Một góc bán đảo Bảo Ninh, TP Đồng Hới hiện nay. |
Năm 1990, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) đạt 307,7 tỷ đồng thì đến năm 1999 đạt 1.955,6 tỷ đồng và 20 năm sau đó là 36.592,0 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ con số 14 tỷ năm 1990 tăng lên dự kiến khoảng 4.500 tỷ đồng năm 2019. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng bền vững. Năm 1990, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 19,2%, sau đó tăng dần qua các năm, đến năm 2019 chiếm 26,7%; dịch vụ năm 1990 chiếm 33,1%, năm 2019 chiếm 55,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 1990 chiếm 47,7%, đến năm 2019 chiếm 18,0%
Về cơ sở hạ tầng, từ một địa phương với hệ thống hạ tầng thiếu thốn, sau 30 năm, Quảng Bình đã có được một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại. Đến nay, Quảng Bình đã có sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi,...
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tăng nhanh sau 30 năm (tăng hơn 50 lần so với năm 1990). Trong đó, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh. Tính đến cuối 2019, tài sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 80 ngàn tỷ đồng, trong đó số tài sản cố định và đầu tư dài hạn hơn 41 ngàn tỷ đồng.
Điểm đến thu hút đầu tư
Một trong những dấu ấn nổi bật nhất trong chặng đường 30 năm tái lập và phát triển của Quảng Bình đó là lĩnh vực thu hút đầu tư. Từ một tỉnh nghèo vốn chỉ được biết đến bởi “Phong Nha- Kẻ Bàng”, đến nay sau 3 thập kỷ phát triển, Quảng Bình đã trở thành một “viên kim cương xanh” và là “mảnh đất vàng” trong mắt của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Tháng 8/2018, UBND tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2018 với chủ đề “Hợp tác và phát triển bền vững”. Tại Hội nghị này, UBND tỉnh Quảng Bình đã trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và ký thỏa thuận hợp tác đầu tư 66 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt mức kỷ lục, lớn nhất từ trước đến nay: 168.869 tỷ đồng, tương đương 7,34 tỷ USD.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình 2018, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, UBND tỉnh Quảng Bình đã trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và ký thỏa thuận hợp tác đầu tư 66 dự án với tổng số vốn lên đến hơn 7,3 tỷ USD. |
Tính chung đến nay, trên địa bàn Quảng Bình đã có nhiều dự án đã được triển khai và đi vào hoạt động hiệu quả như: Dự án may xuất khẩu của Công ty S&D; Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và Shophouse Vincom…Nhiều dự án khác cũng đang trong quá trình triển khai và sẽ hoàn thành trong thời gian tới như: Quần thể sân Golf, resort, biệt thự nghĩ dưỡng và giải trí cao cấp FLC; Sân golf Bảo Ninh-Hải Ninh; Khách sạn 5 sao Pullman; Khách sạn Duy Tân Quảng Bình; Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng Dohwa…Các dự án này sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả, đóng góp tích cực cho thu ngân sách của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và tạo thêm những động lực quan trọng giúp tỉnh Quảng Bình phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật cho biết, công tác xúc tiến đầu tư của Quảng Bình trong thời gian qua liên tục được cải thiện và đổi mới theo hướng tiếp cận trực tiếp nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cũng chuyển sang định hướng thu hút đầu tư “chú trọng về chất”, có chọn lọc, đặc biệt là ở các lĩnh vực quan trọng như du lịch - dịch vụ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Theo Chủ tịch Trần Công Thuật, thời gian qua, môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Bình đã có bước khởi sắc, số lượng nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ngày càng tăng; các dự án đầu tư vào tỉnh đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch, phát triển năng lượng, xây dựng đô thị, công nghiệp, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng dân dụng…
“Với phương châm Quảng Bình luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển, Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ, trao đổi, đối thoại giữa lãnh đạo Tỉnh và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với thực tế của Tỉnh nhằm chia sẻ, giải quyết khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư tại Quảng Bình. Nhờ vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) được cải thiện đáng kể, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ nhóm tương đối thấp lên nhóm khá của toàn quốc. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) nhiều năm liền liên tục đứng đầu cả nước”, Chủ tịch Trần Công Thuật cho biết.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, trong thời gian tới, Quảng Bình sẽ tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến, vận động, thu hút đầu tư. Đặc biệt là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh; triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XII) và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,
-
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3
-
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3