-
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện -
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng
Khu tái định cư Bình Khánh nằm bên Đại lộ Mai Chí Thọ. Ảnh: Quỳnh Trần |
Các cụm chung cư đã xây dựng xong nhưng rất ít người ở đang được lên phương án đấu giá gồm R1, R2, R3, R4, R5 quy mô 3.790 căn, thuộc Khu tái định cư Bình Khánh, quận 2, TP HCM có vị trí đắc địa, nằm bên Đại lộ Mai Chí Thọ. Đây là tuyến đường đã hoàn chỉnh, có giá đất đắt đỏ và đẹp nhất Thủ Thiêm hiện nay. Tổ hợp tái định cư này sẽ được chia thành 2 dự án.
Dự án 1 (lô R1, R2, R3) với 2.220 căn hộ, có giá khởi điểm là hơn 5.619 tỷ đồng. Dự án 2 (lô R4, R5) với 1.570 căn hộ, có giá khởi điểm làm cơ sở bán đấu giá là hơn 3.534 tỷ đồng. Dự kiến TP HCM sẽ thu về khoảng hơn 9.000 tỷ đồng từ đợt bán đấu giá này.
R1, R2, R3, R4, R5 tọa lạc tại phường Bình Khánh, là một trong những phường bị giải tỏa trắng khi giải phóng mặt bằng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khu tái định cư này nằm trong chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư khu siêu đô thị Thủ Thiêm. Đây cũng là khu tái định cư quy mô lớn, vị trí đắc địa bậc nhất TP HCM hiện nay.
UBND TP HCM giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM thực hiện thủ tục đấu giá theo quy định pháp luật. Căn cứ vào phương án được UBND TP HCM chấp thuận, Trung tâm Phát triển quỹ đất sẽ ký hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP HCM để thực hiện phiên đấu giá.
Trong văn bản trình UBND TP HCM, Sở Tài chính đề xuất thành phố thuận cho dự án New City (lô R8, R9), được tạm nộp giá trị quyền sử dụng đất. Sau khi thực hiện đấu giá thành công 2 dự án 2.220 căn hộ (lô R1, R2, R3) và 1.570 căn hộ (lô R4, R5), sẽ tính toán lại giá trị quyền sử dụng đất dự án New City để đề xuất phương án xử lý cho phù hợp.
Khảo sát của VnExpress, hiện nay các căn hộ thuộc dự án New City được chào bán trên thị trường TP HCM với khung giá tương đương nhà ở thương mại. Căn hộ thuộc tháp Babylon có giá thấp nhất từ 40 triệu đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Các căn ở tháp Bali giá từ 42 triệu đồng mỗi m2, còn Tháp Hawaii và Venice từ 54 triệu đồng mỗi m2 trở lên, đã bao gồm VAT.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho biết, đấu giá khu tái định cư Bình Khánh có thể mang về nguồn thu cho ngân sách trong bối cảnh thành phố vẫn phải trả các khoản lãi vay hàng chục nghìn tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thủ Thiêm, là chủ trương hợp lý.
Tuy nhiên, ông Châu cho rằng để giải bài toán này còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp với TP HCM trước đây ra sao. Giải pháp dung hòa lợi ích các bên nên được tính đến vì để xây dựng khu chung cư quy mô hơn 1.200 căn như hiện nay, doanh nghiệp cũng đã phải dùng cả nguồn lực tài chính tự có và vốn vay trong một khoản thời gian dài mới hoàn thành được.
Khu đô thị Thủ Thiêm nằm trên bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM), đối diện quận 1 qua bờ sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657 ha. Được chính phủ phê duyệt từ năm 1996, bán đảo này được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại mang tầm cỡ quốc tế và được kỳ vọng là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch, khu đô thị có 5 khu chính: khu vực lõi trung tâm, khu dân cư phía Bắc, khu dân cư dọc đại lộ Mai Chí Thọ, khu dân cư phía Đông, khu châu thổ phía Nam.
Để đầu tư xây dựng đô thị mới này, TP HCM đã mất 10 năm để giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân đã di dời để nhường chỗ cho siêu dự án này. Thành phố cũng đã huy động gần 30.000 tỷ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.
Trong văn bản gửi Thủ tướng năm 2015, UBND TP HCM cho biết tổng vốn đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trả các khoản lãi vay là hơn 29.000 tỷ đồng.
Trong đó, khoảng 12.000 tỷ đồng là vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng nên tiền lãi phát sinh khoảng 2,9 tỷ đồng mỗi ngày. Áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong năm nay và năm tới là rất lớn (năm 2015 là hơn 902 tỷ đồng; 2016 trả nợ gốc đến hạn là hơn 5.200 tỷ và lãi vay phát sinh 829 tỷ).
-
FDI Nhật Bản hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người Việt -
Bình Định: Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc: Việt Nam giữ nguyên sức hút -
Duyệt mặt bằng trung tâm thương mại 20 triệu USD; Đề xuất Trung ương chi 39.827 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM -
Giao đầu mối xử lý kiến nghị của UBND TP.HCM về Dự án đường Vành đai 4 -
8 tháng, vẫn còn gần 60% vốn kế hoạch vẫn chưa được giải ngân -
TP.HCM: Nỗ lực "mở toang cửa" thu hút dự án sản xuất thuốc chữa bệnh, vắc-xin, vật tư y tế
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village