
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá hợp pháp tại Việt Nam - Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khẩn về vấn đề đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất theo Công văn số 3825/VPCP-V.I.
Ngày 18/4/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 3825/VPCP-V.I (“Công Văn 3825”) thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu, theo đó Đối với thuốc lá nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng, thực hiện thí điểm theo hướng bán đấu giá để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất; thời hạn thí điểm là 1 năm, sau đó sẽ đánh giá từng năm để gia hạn việc thí điểm.
Các doanh nghiệp thuốc lá cho rằng Việc thí điểm bán đấu giá để tiêu thụ nội địa đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng là chưa phù hợp với quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước.
![]() |
Theo các DN, thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, không phải đáp ứng tất cả những yêu cầu chặt chẽ nêu trên, mà vẫn được bán đấu giá để tiêu thụ nội địa như thuốc lá hợp pháp là không phù hợp với các quy định hiện hành. |
Cụ thể, theo quy định tại Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 và điều 22 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, thuốc lá được tiêu thụ hợp pháp tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện: Ghi nhãn bằng tiếng Việt; In cảnh báo sức khỏe bằng cả chữ và hình ảnh (theo quy định phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá); Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; Phải được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp tại Việt Nam; Ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng....
Trong khi đó, hầu hết các chủng loại thuốc lá điếu nhập lậu vào Việt Nam (chủ yếu là thuốc lá Jet và Hero, hiện chiếm tới 80-90% tổng lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam) đều không đáp ứng, tuân thủ đầy đủ quy định nêu trên
Theo các doanh nghiệp, thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, không phải đáp ứng tất cả những yêu cầu chặt chẽ nêu trên, mà vẫn được bán đấu giá để tiêu thụ nội địa như thuốc lá hợp pháp là không phù hợp với các quy định hiện hành.
Cho phép thí điểm bán đấu giá thuốc lá nhập lậu bị tịch thu để tiêu thụ nội địa sẽ tạo ra kẽ hở pháp luật rất nguy hiểm để các đối tượng buôn lậu lợi dụng, hợp pháp hóa việc đưa thuốc lá nhập lậu vào tiêu thụ nội địa tại Việt Nam.
Hệ lụy có thể nhận thấy ngay từ những phân tích nói trên là sức khỏe cộng đồng bị đe dọa nghiêm trọng. Ngân sách Nhà nước cũng sẽ bị thất thu một khoản đáng kể khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm gần đây và sẽ còn tăng thêm nhiều lần nếu thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được bán đấu giá để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất, do thuốc lá lậu bị tịch thu không đóng bất kỳ một khoản thuế nào nhưng vẫn được tiêu thụ chỉ thông qua bán đấu giá.
Một hệ lụy nữa, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng của thuốc lá nhập lậu được bán đấu giá để tiêu thụ nội địa khi mà doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp phải đóng các loại thuế, quỹ bắt buộc ở mức rất cao.
Các mức thuế bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 70% và sẽ tăng lên 75% từ 1/1/2019; khoản đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 1,5% và sẽ tăng lên 2% từ 1/5/2019; thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10%; và đối với thuốc lá nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng lên tới 135%..
Đối với việc Tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, đa phần thuốc lá nhập lậu (VD: thuốc lá JET, HERO hiện chiếm 80%-90% thuốc lá nhập lậu tại Việt Nam) không phù hợp với các nước trong khu vực, chỉ được người hút Việt Nam biết đến và thực tế hiện nay chỉ tiêu thụ ở thị trường Việt Nam.
Có thể thấy việc cho phép tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu không đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn, không đảm bảo hiệu quả. Việc tái xuất chỉ làm tăng nguy cơ tái thẩm lậu, tạo điều kiện để thuốc lá nhập lậu được đưa trở lại Việt Nam một cách dễ dàng hơn và vô hiệu hóa công sức chống buôn lậu của các lực lượng chức năng.
Trên thực tế, theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đã từng được thực hiện theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2012.
Dẫu vậy, sau hai năm thực hiện thí điểm đã cho thấy phương án này có quá nhiều bất cập trong cả khâu kiểm soát và thực hiện.
Tại Quảng Trị lực lượng chức năng đã từng đánh dấu một lô thuốc lá lậu trước khi cho tái xuất nhưng chỉ sau một gian ngắn, chính lô thuốc lá ngoại nhập lậu này lại thẩm lậu vào thị trường Việt Nam.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort