-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế
Một hội chợ việc làm ở Sunrise, Fla. Ảnh: The Wall Street Journal |
Bộ Lao động Mỹ hôm 23/4 cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 1.000 đơn vào tuần trước, xuống mức 191.000 đơn.
Mức yêu cầu trợ cấp biến động vào đầu tháng này, một phần do các trường học đóng cửa, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát, con số này vào khoảng 220.000 trong vài tháng.
Xu hướng này được duy trì bất chấp làn sóng cắt giảm việc làm của các ông lớn trong các ngành công nghệ, tài chính và bất động sản vẫn đang diễn ra mạnh mẽ.
Trong tuần này, Amazon.com Inc. cho biết có kế hoạch cắt giảm thêm 9.000 công việc tại Công ty và nền tảng tìm kiếm việc làm trên internet. Dự kiến, công ty này sẽ sa thải khoảng 2.200 nhân viên, tương đương 15% lực lượng lao động.
Trong khi đó, Meta Platforms Inc. gần đây cũng cho biết về kế hoạch cắt giảm khoảng 10.000 việc làm trong những tháng tới - đợt sa thải hàng loạt thứ hai của công ty mẹ Facebook.
Bên cạnh đó, thất bại của SVB và sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính đang đặt các nhân viên ngân hàng trong tâm thế có thể mất việc bất cứ lúc nào.
Đáng chú ý, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn duy trì ở mức ổn định. Việc tuyển dụng đã tăng mạnh trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gần mức thấp nhất trong nửa thế kỷ. Một số công nhân cảm thấy không cần nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vì họ đang nhanh chóng tìm được công việc mới hoặc đang được nhận gói trợ cấp thôi việc hào phóng từ công ty cũ.
Theo công bố, số lượng nhân viên bị sa thải gần đây là tương đối nhỏ so với khoảng 160 triệu người Mỹ đã được tuyển dụng vào tháng hai. Nhu cầu tuyển dụng trong một số lĩnh vực vẫn rất cao, chẳng hạn như ở các nhà hàng và nhà bán lẻ.
Tuy vậy, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn lo ngại thị trường lao động đang quá “nóng”, có thể ảnh hưởng tới nỗ lực giảm lạm phát của họ.
Vào thứ Tư, Fed thông qua một đợt tăng lãi suất khác theo điểm phần trăm. Điều này sẽ làm cho Lãi suất Quỹ Liên bang (Federal Funds Rate) tăng từ 4,75% đến 5% - mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2007.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho biết, thị trường lao động vẫn cực kỳ căng thẳng và việc giảm lạm phát có thể gây bất lợi ít nhiều cho thị trường lao động.
Trong khi đó, Đề nghị tiếp tục trợ cấp thất nghiệp (Continuing Jobless Claims), đo lường số lượng các cá nhân thất nghiệp cùng những người có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã tăng thêm 14.000 đơn, lên 1,69 triệu trong tuần kết thúc vào ngày 11/3 vừa qua. Số lượng thất nghiệp được bảo hiểm chi trả có phần tăng lên so với mức 1,3 triệu vào mùa xuân năm ngoái. Đây cũng có thể xem là dấu hiệu cho thấy một số người hưởng trợ cấp đang mất nhiều thời gian hơn để tìm công việc mới.
-
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up