
-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
-
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
![]() |
Một đoạn Quốc lộ 26 qua đèo Phượng Hoàng thuộc phạm vi Dự án (Ảnh: Mạnh Hùng - Báo Khánh Hòa). |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1539/BGTVT - KHĐT phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26 các đoạn còn lại chưa đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Dự án có điểm đầu tại Km15+350, thuộc xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại Km32, ranh giới giữa tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk với tổng chiều dài khoảng 16,76 km.
Tuyến được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, quy mô 2 làn xe, rộng 12 m, vận tốc thiết kế 80 km/h, trong đó đoạn qua trung tâm xã Ninh Sim (Km15+350 - Km16+600), bề rộng nền đường 17,4m, bề rộng mặt đường 14m, 2 làn xe cơ giới và 2làn xe hỗn hợp; khổ cầu bằng khổ nền đường.
Hướng tuyến của Dự án sẽ theo tuyến đường hiện tại để tận dụng tối đa đường cũ, có điều chỉnh cục bộ một số vị tri, đảm bảo các yêu câu kỹ thuật theo cấp đường. Tổng mức đầu tư Dự án là 326 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025; thời gian triển khai đầu tư là 2021 – 2024.
Quốc lộ 26 là dài 151 km là tuyến đường bộ trọng yếu nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện phần lớn Quốc lộ 26 mới đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, mặt đường nhỏ hẹp, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
Dự án khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển GTVT tỉnh KhánhHòa, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực; đảm bảo giao thông thông suốt và tạo không gian phát triển đô thị trung tâm thị xã Ninh Hòa; đáp ứng nhu câu đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông lâm sản từ Khánh Hòa tới các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài tuyến Quốc lộ 26, để tăng cường tính kết nối giữa Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vào tháng 5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang vào Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư Dự án là 19.500 tỷ đồng để xây dựng 113 km đường cao tốc thuộc Dự án theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, tốc độ thiết kế 80 – 120 km/h.
Phần kinh phí còn lại khoảng 9.500 tỷ đồng, tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ cân đối từng ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức PPP.

-
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc -
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ -
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội -
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất -
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh