-
Vàng nhẫn neo cao kỷ lục, có nơi thu mua vượt giá vàng miếng -
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn
Thông tin trên được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đưa ra sáng nay (9/5). Cùng đề án trên, NHNN cũng đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 101 về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thông tin trên không chỉ được các nhà mạng trong nước mà rất nhiều fintech, trong đó có cả doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài mong đợi. Đại diện VNPT, Viettel và MobiFone đều cho biết đã nộp hồ sơ xin phép lên NHNN và sẵn sàng triển khai nếu được phê duyệt.
Theo ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Viettel, Viettel đang hoàn thành chuyển đổi số và thanh toán số, dịch vụ tài chính số là mảnh ghép mấu chốt của toàn bộ hệ sinh thái số của Viettel. Thanh toán số với hạt nhân là Mobile Money được coi là nền tảng quyết định kiến trúc nền kinh tế số, là mạch máu của nền kinh tế, là cơ sở để bùng nổ các dịch vụ số khác.
Thúc đẩy các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để hỗ trợ tăng trưởng là một trong những chỉ đạo của Chính phủ và cũng nằm trong nỗ lực của NHNN.
Trong Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid – 19 ban hành đầu tháng 3/2020, Thủ tướng yêu cầu NHNN triển khai các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.
Đồng thời, trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).
Các doanh nghiệp viễn thông và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhiều lần thúc giục NHNN và các bộ, ngành liên quan sớm cấp phép thí điểm Mobile Money cho các doanh nghiệp viễn thông. Theo Bộ trưởng, tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%.
Hiện dịch vụ Mobile Money đã có mặt tại hơn 90 quốc gia với gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân 1,3 tỷ USD. Tại Châu Á, Thái Lan và Ấn Độ, dịch vụ này cũng đang phát triển nhanh với một nửa hoặc 2/3 người lớn có tài khoản mobile.
Các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, MobiFone, VNPT cũng cho biết đã sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và sẵn sàng cung ứng ngay dịch vụ Mobile Money nếu được cấp phép.
Theo báo cáo của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, tiền di động hiện đang hoạt động tại 90 quốc gia với gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân 1,3 tỷ USD và hơn 1 triệu tài khoản duy trì hoạt động trong ít nhất là 90 ngày.
Dù có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự thuận tiện, chi phí thấp, khả năng phủ sóng tốt… Tuy nhiên, Mobile Money cũng tiềm ẩn ột số rủi ro như: dữ liệu có thể thiếu chính xác (do việt Nam còn sử dụng nhiều sim rác), bảo mật dữ liệu khách hàng của nhà mạng kém hơn ngân hàng, khó kiểm soát hoạt động của các đại lý, có thể bị lợi dụng cho các mục đích gian lận, bất hợp pháp, nguy cơ mất tiền của khách hàng cao hơn ngân hàng… Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo vệ tiền trong tài khoản của người dân cũng như chống gian lận, NHNN, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan rất thận trọng trong đưa ra hành lang pháp lý trước khi cấp phép thử nghiệm Mobile Money.
-
Ngân hàng mở nở rộ, liệu "trộm" dễ viếng thăm tài khoản người dùng? -
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Tỷ giá tăng nhiệt khi USD leo cao nhất 6 tuần -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong