
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Bộ Công thương có văn bản gửi Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị có ý kiến để EU từng bước dỡ bỏ việc kiểm soát EO trong mỳ ăn liền. |
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi tới Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mỳ ăn liền bị kiểm soát dư lượng ethylene oxide (EO).
Cụ thể, ngày 28/10/2022 Bộ Công thương có Văn bản số 6768/BCT-KHCN về chuẩn bị nội dung phiên họp Ủy ban SPS/WTO lần thứ 84 gửi đến Văn phòng SPS Việt Nam để trả lời đề nghị của Văn phòng SPS Việt Nam tại Công văn số 565/SPS-BNNVN ngày 14//10/2022.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với dầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hoá theo yêu cầu của Hiệp định Về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO tại Việt Nam là Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; đồng thời phối hợp trong công tác yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
Bộ Công thương cũng luôn tích cực phối hợp với các bộ, ngành và chủ động tham gia các hội nghị, hội thảo, các phiên họp chính thức và không chính thức về minh bạch hóa do Ủy ban SPS/ WTO tổ chức.
Hiện nay, Bộ Công thương đang tiếp tục triển khai thông báo các dự thảo và quy định hàng tháng về SPS của các nước thành viên WTO tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng và tiếp nhận phản hồi, giải đáp, hướng dẫn đối với các nội dung có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Theo đó, kể từ tháng 2/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định để kiểm soát dư lượng ethylene oxide.
Cho tới nay, qua hơn 8 tháng triển khai, việc cấp chứng nhận cho từng lô hàng mỳ ăn liền xuất khẩu vào EU đã và đang tạo gánh nặng đáng kể về hành chính và chi phí thương mại đối với Việt Nam.
Vì vậy, Bộ Công thương đã đề nghị tổ công tác của Văn phòng SPS Việt Nam trao đổi với cơ quan có liên quan, trong đó nêu những quan ngại về những khác biệt trong áp dụng quy định kiểm soát dư lượng ethylene oxide trong thực phẩm bởi các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đồng thời đề nghị EU cung cấp số liệu thống kê và đánh giá về việc kiểm soát dư lượng ethylene oxide trong mặt hàng mỳ ăn liền xuất xứ từ Việt Nam từ tháng 2/2022 đến nay, làm rõ cơ sở để áp dụng, duy trì cũng như giảm thiểu biện pháp kiểm tra và yêu cầu giấy chứng nhận dư lượng ethylene oxide, xây dựng kế hoạch từng bước dỡ bỏ các biện pháp này.

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)