
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Chỉ số Dow Jones vừa chứng kiến mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2020 sau khi để mất 3,45%. Ảnh: AFP |
Ông Mark Zandi dự đoán chính sách diều hầu của Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ dẫn đến một đợt điều chỉnh giảm từ 10% đến 20% trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Không giống như những đợt sụt giảm mạnh trong vài năm qua, ông Mark Zandi cho rằng sẽ khó có sự phục hồi nhanh chóng sau đợt điều chỉnh tới bởi thị trường đang được định giá ở mức cao. Chuyên gia của Moody’s Analytics ước tính có thể mất tới 1 năm để thị trưởng trở lại điểm hòa vốn.
"Những cơn gió ngược đang lao đến thị trường chứng khoán", ông Zandi bình luận trên đài CNBC, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đẩy lộ trình tăng lãi suất vào năm 2023, sớm hơn 1 năm so với thông báo của Fed hồi tháng 3.
Chuyên gia của Moody’s Analytics cho rằng đợt điều chỉnh trên thị trường vốn có thể đã xảy ra bởi các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy lo lắng. Bằng chứng là chỉ số Dow Jones vừa chứng kiến mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2020 sau khi để mất 3,45%, còn chỉ số S&P 500 có tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 2/2021. Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq cũng trải qua một tuần giao dịch đi xuống với mức giảm 1,28% so với mức đỉnh giá.
Tuy nhiên, ông Zandi vẫn tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ ngăn chặn được những suy thoái liên quan đến việc giá tài sản rủi ro bị đẩy giá quá mức so với các quy tắc cơ bản.
“Nền kinh tế sẽ bùng nổ. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp. Tăng trưởng tiền lương sẽ mạnh mẽ", ông Zandi nói.
Trước đó, chuyên gia kinh tế trưởng của Moody’s Analytics đã liên tục gióng lên hồi chuông báo động về lạm phát Mỹ trong vài tháng qua. Đầu tháng 3, ông Zandi khẳng định lạm phát đã ngay trước mắt nhưng các nhà đầu tư không nắm bắt đầy đủ các rủi ro. Theo chuyên gia, lạm phát vẫn là vấn đề ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư trái phiếu. Khả năng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm là không nhiều.
Cổ phiếu và trái phiếu không phải là những tài sản rủi ro duy nhất mà nhà đầu tư đang quan tâm. Theo dự đoán của ông Zandi, việc bán tháo các hàng hóa và tiền ảo cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Thêm vào đó, tính bền vững của thị trường nhà ở trong bối cảnh lãi suất vay mà chủ sở hữu cầm cố tài sản (mortgage rate) đang ở mức cao là điều đáng lo ngại.
"Lạm phát sẽ tăng cao hơn so với trước đại dịch (Covid-19)", ông Zandi dự đoán. "Fed đã vật lộn trong ít nhất 1/4 thế kỷ để tăng lạm phát và tôi nghĩ rằng họ sẽ có thể đạt được điều đó", chuyên gia của Moody’s Analytics nhấn mạnh.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower