
-
Đà Nẵng yêu cầu triển khai đầu tư ngay 5 vị trí trong Khu thương mại tự do
-
Quảng Trị lập đồ án quy hoạch chi tiết hai bên dự án đường Hùng Vương kéo dài
-
TP.HCM nhẹ gánh nỗi lo quỹ đất phát triển công nghiệp
-
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo phục vụ tổng kết Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.
Điểm đáng chú ý là UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Cụ thể, Dự án cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 với số vốn 2.000 tỷ đồng.
Thực hiện Thông báo số 144/TB-VPCP ngày 20/4/2023 của Văn phòng Chính phủ, hiện nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp, thống nhất với UBND tỉnh Đồng Nai để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh phân bổ vốn ngân sách Trung ương đã bố trí cho Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tại Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 với số vốn 2.000 tỷ đồng để phân bổ cho tỉnh Đồng Nai 420 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng 1.580 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo giá trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Tuy nhiên, khoản 9, Điều 9, Luật Ngân sách quy định không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác.
Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, trường hợp trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có phát sinh vượt quá số vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Đồng Nai 420 tỷ đồng thì phía Lâm Đồng sẽ phải tiếp tục cân đối, phân bổ vốn ngân sách địa phương để tỉnh Đồng Nai thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ không phù hợp với quy định trên.
Từ đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu đề xuất bổ sung cơ chế chính sách đặc thù là cho phép Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức công tư được áp dụng cơ chế đặc thù sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao -
Quảng Trị chuẩn bị triển khai hơn 20 km đầu tiên của dự án Quốc lộ 15D -
Nhiều dự án hàng trăm triệu USD sẵn sàng đầu tư vào VSIP Cần Thơ -
TP.HCM đề nghị Tập đoàn Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến metro chạy dọc sông Sài Gòn -
Gia Lai 52 dự án năng lượng tái tạo vào danh mục đấu thầu tìm nhà đầu tư -
Quảng Ngãi siết chặt tình trạng khai thác khoáng sản
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics