
-
Hà Nội chốt phương án, tên gọi 126 phường, xã mới
-
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan
-
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi
-
Hà Nội không yêu cầu nộp lại hồ sơ giấy nếu đã có hồ sơ điện tử hợp lệ
-
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Bộ GTVT vừa có tờ trình đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Nghị định gồm 6 Chương, 37 Điều và Phụ lục này nhằm thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Đường bộ nhằm tạo hành lang pháp lý triển khai thanh toán điện tử giao thông đường bộ trên nền tảng hoạt động thu phí điện tử không dừng được quy định tại các Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017, số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Liên quan đến quy định về nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, dự thảo Nghị định phân loại nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ thành hai đối tượng.
Một là, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để thu tiền sử dụng đường bộ (bao gồm nhà cung cấp dịch vụ thu phí được quản lý theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg).
Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ thực hiện phát hành thẻ đầu cuối, mở tài khoản giao thông… thực hiện đồng bộ tài khoản giao thông lên hệ thống quản lý tài khoản giao thông thuộc cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Các nhà cung cấp dịch vụ này được cung cấp dịch vụ khác (thu phí bãi đỗ xe…) nếu hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Hai là, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ không tham gia thu tiền sử dụng đường bộ. Các đơn vị này sẽ được kết nối, chia sẻ thông tin tài khoản giao thông từ hệ thống quản lý tài khoản giao thông tập trung để thực hiện thu các dịch vụ liên quan đến phương tiện như thu phí bãi đỗ xe.
Liên quan đến quy định về mở và sử dụng tài khoản giao thông, dự thảo Nghị định quy định nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ mở tài khoản giao thông cho chủ phương tiện ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.
Tài khoản giao thông phải được kết nối với một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật ngân hàng để thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp thông qua hợp đồng dịch vụ với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử phối hợp với tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp công cụ để chủ tài khoản giao thông thực hiện kết nối tài khoản giao thông với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Mỗi tài khoản giao thông có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông; mỗi phương tiện tham gia giao thông chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản giao thông.
Theo dự thảo Nghị định, chủ phương tiện phải đảm bảo đủ tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông khi thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc thì phương tiện không được đi qua trạm thu phí đường bộ trên đường cao tốc.
Trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán tiền sử dụng đường bộ thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp tại trạm thu phí đường bộ.
Trường hợp số tiền trong phương tiện thanh toán được kết nối với tài khoản giao thông không đủ để thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ, thì thực hiện các hình thức thanh toán khác tại điểm thu.
Tài khoản giao thông có thể được khóa theo đề nghị của chủ tài khoản giao thông hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ GTVT, để triển khai Nghị định, sẽ hình thành thêm Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Để đảm bảo không phát sinh thêm nguồn nhân lực, dự kiến sử dụng hình thức thuê dịch vụ để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Các hoạt động khác sử dụng nguồn nhân lực hiện có của các tổ chức, đơn vị có liên quan. Do đó, sẽ không phát sinh thêm nguồn nhân lực cho việc thực hiện Nghị định.
Bộ GTVT cho biết, chi phí chỉnh sửa, nâng cấp Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg để thực hiện các chức năng của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định của Nghị định này. Chi phí này sẽ được đàm phán bổ sung vào các hợp đồng dự án với cơ quan có thẩm quyền hiện nay.
-
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch -
Sớm nâng thương mại song phương Việt Nam - Campuchia lên 20 tỷ USD -
50 năm Đồng Tháp viết tiếp trang sử hào hùng cùng đất nước -
Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh -
Đà Nẵng ban hành nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính -
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)