
-
Hòa lưới tổ máy 1 Nhiệt điện Quảng Trạch trước ngày 2/9/2025
-
Hà Nội ban hành quy định mới về sửa chữa tài sản công
-
Quảng Nam giải quyết vướng mắc các dự án tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc
-
Đã có khung giá cho thủy điện tích năng, điện rác và nhập khẩu điện từ Trung Quốc
-
Hải Dương giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt 22,3%, trên mức bình quân cả nước -
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Cảng hàng không Vân Phong vào quy hoạch
![]() |
Ảnh minh họa. (nguồn: AI). |
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có tờ trình đề nghị Bộ Xây dựng xem xét bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang, ký hiệu CT.15, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 355 km, trong đó đoạn Tuyên Quang - Hà Giang dài 165 km đã được đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên có điểm đầu giao với đường cao tốc CT.10 (đoạn Đồng Đăng - Trà Lĩnh) tại tỉnh Lạng Sơn; điểm cuối giao với đường cao tốc CT.07 (đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn) tại tỉnh Thái Nguyên.
Chiều dài toàn tuyến khoảng 120 km, trong đó đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài khoảng 70 km; đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài khoảng 50 km. Tuyến đường đi qua các huyện: Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia và Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) và các huyện: Võ Nhai và Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên).
Tuyên cao tốc Lạng Sơn – Thái Nguyên có quy mô cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h (riêng đoạn đi qua vùng núi đá có địa hình khó khăn khu vực huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn chiều dài khoảng 20 km có tốc độ thiết kế 80 km/h) với chiều rộng nền đường 22 m - 24,75 m.
Dự kiến tổng mức đầu tư toàn tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên khoảng 29.000 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 18.000 tỷ đồng; chi phí đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 11.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Lạng Sơn dự kiến thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên trong giai đoạn 2026 - 2030, bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tuyến cao tốc Lạng Sơn - Thái Nguyên khi hoàn thành sẽ góp phần hình thành trục giao thông chiến lược kết nối khu vực cửa khẩu Lạng Sơn với trung tâm công nghiệp Thái Nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, tạo động lực phát triển các khu, cụm công nghiệp, trung tâm logistics và đô thị dọc hành lang tuyến.
Công trình còn trực tiếp giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1B, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thái Nguyên đến khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn khoảng 30 km và từ Bắc Sơn về TP. Lạng Sơn khoảng 15 km, giúp nâng cao năng lực vận tải, lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng, thúc đẩy thương mại biên giới và xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

-
Đã có khung giá cho thủy điện tích năng, điện rác và nhập khẩu điện từ Trung Quốc -
Hải Dương giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt 22,3%, trên mức bình quân cả nước -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025 -
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Cảng hàng không Vân Phong vào quy hoạch -
Triển khai đầu tư xây dựng 124,13 km đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 16%, Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo tháo gỡ -
Bình Định đề xuất bổ sung Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân công suất 15 MW
-
1 Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
2 Nhiều người đứng tên sổ đỏ nhưng vẫn bất chấp nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
-
3 Đề xuất duyệt Dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
4 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu